Cách liên kết gỗ công nghiệp hiện đại không hề khác nhiều so với những loại liên kết của gỗ tự nhiên truyền thống. Tuy nhiên, nếu bạn không có những máy móc chế biến gỗ CNC cao cấp cũng như sự am hiểu về các loại gỗ công nghiệp thì sẽ rất khó để tạo ra liên kết đảm bảo sự chắc chắn và thẩm mỹ.
Bài viết này chia sẻ 8 cách ghép 2 tấm gỗ công nghiệp MDF, MFC bằng các loại liên kết thông dụng, giúp bạn dễ dàng tạo ra một sản phẩm đồ nội thất hoàn chỉnh đơn giản.
Xem nhanh:
Tại sao phải sử dụng các liên kết gỗ công nghiệp
Việc liên kết hai hay nhiều tấm gỗ công nghiệp lại với nhau sẽ tạo ra những sản phẩm nội thất đảm bảo công năng sử dụng, sự chắc chắn và thẩm mỹ nhất định.
Một số liên kết có thể gần như không thể tháo rời, nhưng cũng có nhiều liên kết có khả năng tháo lắp, giúp người dùng dễ dàng thay đổi công năng hay di chuyển, nhất là khi di dời nhà ở, thay đổi nơi làm việc văn phòng…
Bên cạnh đó, các loại phụ kiện hỗ trợ cho những cách liên kết là cực kỳ cần thiết với người làm nghề mộc (nhất là thợ mộc gỗ công nghiệp). Có thể kể tên là:
- Đinh kim
- Đinh vít
- Keo dán Titebond
- Chốt gỗ thông
- Hệ ốc cam liên kết (gồm khóa cam, chốt cam, tắc kê thân ốc)
>>>Tham khảo: bảng giá phụ kiện liên kết gỗ công nghiệp
8+ Cách liên kết gỗ công nghiệp đơn giản nhất
Với một người làm nghề mộc, việc hiểu biết và sử dụng càng nhiều loại liên kết thì sẽ càng giúp họ tiết kiện được nhiều thời gian, tiền bạc và công sức lao động để tạo ra những sản phẩm nội thất hoàn hảo. Dưới đây là 9 loại liên kết gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều nhất, một số có sự hỗ trợ bởi các loại chốt gỗ, ốc cam, keo dán, đinh kim… sẽ được nói cụ thể trong từng cách liên kết. Đó là:
- Liên kết mộng ngàm
- Liên kết khớp nối nửa
- Liên kết ghép đường rãnh soi
- Liên kết thân bệ rãnh
- Liên kết mộng âm dương
- Liên kết mộng đuôi én
- Liên kết cạnh thẳng, vát góc
- Liên kết đầu ghép nối vuông góc (phổ biến nhất)
1. Liên kết gỗ công nghiệp – Mộng ngàm
Liên kết gỗ loại mộng ngàm (Tongue and Groove Woodworking Joints) là loại mối ghép mộng lưỡi – rãnh. Phần đầu tấm ván công nghiệp được cắt tạo đường lưỡi, đầu tấm ván còn lại cũng được cắt tạo rãnh. Ghép chúng với nhau để tạo liên kết. Kỹ thuật này thường dùng phổ biến trong lát sàn gỗ, các tấm vách gỗ mảng lớn như vách trang trí, mặt bàn họp…
Có thể dùng thêm keo dán gỗ Titebond để tăng cường sự kết dính.
2. Liên kết gỗ công nghiệp – Khớp nối nửa
Liên kết gỗ dạng khớp nối nửa (Rabbet Woodworking Joints) được sử dụng khi hai mảnh gỗ cần được liên kết ở giữa, bằng các rãnh cắt vào từng cái. Đây là một trong những liên kết gỗ công nghiệp yếu hơn so với các mối nối khác, do đó bạn sẽ cần nhiều lượng keo dán để bảo đảm các mảnh dính kết chắc chắn. Khớp này được sử dụng để tạo các loại khung và cấu trúc khác nhau
3. Liên kết gỗ công nghiệp – Ghép đường rãnh soi (Dado)
Cách liên kết gỗ với khớp ghép bằng đường rãnh (đường soi) rất giống với khớp ghép thân bệ, nhưng thay vì tạo một rãnh ở giữa bản gỗ, thì tạo đường rãnh (đường soi) ở cạnh của nó. Kết hợp keo, đinh kim hoặc vít gỗ để gắn chặt hai mảnh gỗ công nghiệp lại với nhau. Khớp này được sử dụng phổ biến nhất khi hai cạnh cần liên kết chặt chẽ với nhau, như cửa chính ra vào, cửa sổ, tấm hậu tủ quần áo, tủ tivi…
4. Liên kết gỗ công nghiệp – Thân bệ (rãnh)
Đây là cách liên kết gỗ rất đơn giản, dùng để ghép hai tấm gỗ lại với nhau bằng cách ghép một mảnh vào rãnh được cắt trên mảnh còn lại và sau đó liên kết chặt lại bằng keo hoặc đinh.
Loại liên kết thân bệ (rãnh) này thường được sử dụng trong việc liên kết ván ép công nghiệp vào các mặt của tủ gỗ, tủ quần áo, tủ kệ tivi.
Một trong những cách sử dụng phổ biến nhất cho liên kết ghép thân bệ được áp dụng trong việc đóng và lắp đặt các kệ gỗ nằm ngang. Phương pháp này kết hợp hai miếng gỗ với một rãnh được cắt trên một bản sao cho bề dày bản thứ hai.
5. Liên kết gỗ công nghiệp – Mộng âm dương
Liên kết mối nối gỗ mộng âm và mộng dương (Mortise and Tenon Woodworking Joints) là một trong những khớp lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Liên kết này bao gồm một mảnh gỗ được ghép khớp vào mảnh khác. Lỗ mộng khoét vuông vào bề mặt của một miếng gỗ và đầu mộng của mảnh gỗ khác nhô ra vừa khớp với lỗ mộng mới khoét. Khớp ghép này đạt vẻ đẹp thẩm mỹ và được sử dụng để nối các dầm tiếp xúc. Do đó, không cần keo hay đinh để giữ cấu trúc đối với gỗ tự nhiên, nhưng với gỗ công nghiệp thì cần thêm sự hỗ trợ bởi keo dán, đinh kim.
6. Liên kết gỗ công nghiệp – Mộng đuôi én
Cách liên kết gỗ công nghiệp mộng đuôi én (Dovetail Wood Joint) là một trong những khớp bền vững nhất, dựa vào tay nghề khéo léo và dùng rất ít keo. Thậm chí liên kết gỗ này không cần đến đinh (các rãnh trong gỗ khớp với nhau như những mảnh ghép).
Tuy vậy, loại liên kết mộng đuôi én ít được sử dụng với gỗ công nghiệp thông dụng như MDF, MFC, HDF. Có thể phù hợp với gỗ công nghiệp cao cấp như Black HDF, Plywood…
7. Liên kết gỗ công nghiệp – Cạnh thẳng, vát góc
Đây là một trong những cách ghép gỗ công nghiệp đơn giản nhất. Nó chỉ đơn giản là đặt hai đầu thanh gỗ hoặc tấm gỗ vuông góc nhau (hoặc song song nhau).
Loại liên kết này được xem là yếu nhất nếu chỉ sử dụng keo để kết dính chúng. Tuy nhiên, với các loại phụ kiện liên kết gỗ phù hợp như ốc cam thẳng, ty gỗ kết hợp keo dính… thì bạn hẳn sẽ cực kỳ ngạc nhiên với khả năng chịu lực của nó.
8. Liên kết gỗ công nghiệp – Đầu ghép nối vuông góc
Cách ghép 2 tấm gỗ công nghiệp phổ sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là loại liên kết cam chốt này. Nó có thể hình thành bất kì sản phẩm nội thất nào mà bạn có thể biết. Từ các loại tủ gỗ công nghiệp như tủ quần áo, tủ hồ sơ, tủ bếp, cho đến bàn làm việc, bàn học, kệ tivi, giường ngủ…
Hai tấm ván gỗ được gắn vuông góc với nhau bằng các phụ kiện liên kết gỗ thường gặp như đinh kim, đinh vít, keo dán kết hợp chốt gỗ thông hoặc hệ ốc cam liên kết.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn lắp đặt phụ kiện gỗ công nghiệp
Trên đây là những cách liên kết gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều nhất ở các nhà máy chế biến gỗ, các xưởng sản xuất đồ nội thất công nghiệp với các loại máy công nghệ cao CNC. Hy vọng điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn khi có nhu cầu tìm hiểu về đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp, phục vụ cho việc tháo lắp các vật dụng nội thất khi có nhu cầu dọn dẹp nhà ở, văn phòng hoặc di chuyển đến nơi mới.