Màu gỗ công nghiệp là một yếu tố cực kỳ quan trọng, tác động trực tiếp đến thị giác của người sử dụng, bất kể cốt gỗ công nghiệp bên trong xấu hay tốt. Với sự phát triển của ngành gỗ công nghiệp ngày nay, màu sắc phủ bên trên bề mặt gỗ không chỉ có những màu đơn sắc, mà còn có cả những đường vân, đường hoa văn giả vân gỗ tự nhiên, giả vân đá, hoa văn vải… thật đến 99%.
Bài viết hôm nay chia sẻ đến đọc giả những thông tin chi tiết về các bảng màu gỗ công nghiệp An Cường, được nhiều nhà thiết kế nội thất ưu chuộng khi thiết kế các sản phẩm nội thất như bàn làm việc, tủ quần áo, giường ngủ, quầy bar…
Xem nhanh:
- Phân loại màu gỗ công nghiệp
- Màu gỗ MDF phủ Melamine đẹp
- Màu gỗ MDF phủ Laminate cao cấp
- Màu gỗ Acrylic bóng gương cao cấp
Màu gỗ công nghiệp là gì?
Màu gỗ công nghiệp được định nghĩa là màu sắc của lớp phủ bề mặt trên cùng của tấm ván các loại gỗ công nghiệp thô mdf, mfc, hdf, plywood… Các lớp phủ gỗ công nghiệp có thể là Melamine, Veneer, Laminate, Acrylic, UV, PU… có màu đơn sắc trắng, ghi, vàng, xanh, đỏ cho đến các màu vân giả gỗ, giả đá, giả hoa văn vải…
Để hiểu hơn về các lớp phủ, các bạn có thể đọc bài viết “6+ lớp phủ gỗ công nghiệp trên bề mặt cốt gỗ”
Phân loại màu gỗ công nghiệp
Cứ hàng năm, các nhà cung cấp ván gỗ công nghiệp An Cường, Thanh Thùy lại cho ra một vài catalogue bảng màu sắc của lớp phủ trên cốt gỗ thô mà họ cung cấp. Có một vài loại bị loại bỏ, một vài loại được thêm vào. Nhưng nhìn chung, có thể phân loại màu sắc gỗ công nghiệp dựa vào thị giác như sau:
- Màu gỗ đơn sắc: trắng, đen, vàng, ghi, xám, hồng…
- Màu vân giả gỗ: vân sồi, vân gỗ teak, vân gỗ tần bì, giá tị…
- Màu vân giả đá tự nhiên
- Màu vân giả da thuộc
- Màu vân giả hoa văn vải lụa
- Màu Laminate gương, nhôm xước, đồng xước…
Tùy thuộc vào tính chất, sự cao cấp và yêu cầu riêng mà các loại màu sắc trên có thể tìm thấy ở lớp phủ Melamine, Laminate hay Acrylic. Có những màu chỉ có trên Laminate như vân hoa văn giả đá, giả vải… mà không có trên lớp phủ Melamine hay Veneer.
“Các loại vân giả đá, giả da thuộc, hoa văn vải, kính hiện chỉ có trên lớp phủ Laminate”
1. Màu gỗ công nghiệp sơn phủ đơn sắc
Màu đơn sắc trên tấm ván gỗ công nghiệp An Cường thường gặp nhất là màu trắng, xám ghi, đen, vàng, xanh, đỏ, hồng. Đặc biệt là màu trắng, có rất nhiều biến thể cũng như lớp phủ từ Melamine giá rẻ đến Acrylic cao cấp.
2. Màu gỗ công nghiệp vân gỗ tự nhiên
Trong số các loại bảng màu sắc gỗ công nghiệp được công bố hàng năm, màu vân giả gỗ tự nhiên được xem là chủng loại được ưu chuộng nhiều nhất và được mua nhiều nhất bởi các xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất công nghiệp.
Trên bất kỳ lớp phủ gỗ công nghiệp từ Melamine cho đến Acrylic, bạn cũng có thể nhìn thấy được rất nhiều màu vân gỗ như gỗ Sồi (Oak), gỗ Tần Bì (Ash), gỗ Thích (Maple), gỗ Dẻ Gai (Beech), gỗ Tràm (Acacia), gỗ Giá tị (Teak), gỗ Óc chó (Walnut), gỗ Cẩm (Campho), gỗ Anh Đào (Cherry), Gỗ Đỏ, Nu vàng, từ hiện đại đến giả cổ… tất cả đều giống thật 99% và thậm chí còn có rất nhiều biến thể màu từ nhạt đến đậm.
3. Màu gỗ công nghiệp vân đá tự nhiên
Với sự phát triển kỹ thuật sản xuất như hiện nay, các lớp phủ gỗ công nghiệp được sáng tạo ra rất nhiều những họa tiết vân trang trí khác nhau như vân gỗ, hoa văn vải,…Trong đó có màu gỗ vân đá là được ưa chuộng hơn cả.
Màu gỗ vân đá là loại bề mặt có họa tiết và màu sắc giống với đá tự nhiên. Vì vậy chúng mang lại một giá trị thẩm mỹ rất cao, phù hợp với nhiều loại không gian, phong cách khác nhau.
4. Màu gỗ công nghiệp giả da thuộc độc đáo
Hoa văn da (leather) trên lớp phủ gỗ bề mặt gỗ công nghiệp được xem là dạng màu gỗ độc đáo, mới lạ, dễ gây kích thích ánh nhìn của người xem.
Cùng với những đường gân giả da quen thuộc thì màu sắc cũng trông rất tự nhiên nếu bạn sờ tận tay và cảm nhận.
Do chỉ mới công bố trong một vài năm gần đây, nên mã màu da thuộc chưa thực sự đa dạng như màu vân gỗ truyền thống. Hiện nhà sản xuất An Cường có 11 mã màu gỗ giả da thuộc như hình
5. Màu gỗ công nghiệp hoa văn vải lụa
Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, nhà cung cấp gỗ An Cường đã bổ sung bộ sưu tập màu giả vải tự nhiên và sang trọng. Khi sờ tay lên bề mặt hoa văn vải, sẽ có cảm giác có độ nhăn nhẹ của chất liệu vải rất tự nhiên, thích hợp để làm cánh tủ áo, cánh tủ bếp hay làm phần thân/ thùng của một số bàn console, bàn trang điểm, bàn phấn…
Phần lớn các hoa văn vải trên lớp phủ Melamine, Laminate… mô phỏng các loại vân vải như cotton, vải bố, vải Jean, vải gai… khá là bắt mắt.
6. Màu gỗ công nghiệp Laminate gương – Phản chiếu sự sang trọng
Bạn có thể muốn sử dụng gương để trang trí cho không gian kiến trúc hoặc sản phẩm nội thất như gắn cánh tủ áo, ốp vách nhưng vẫn băng khoăn về giá thành và sự an toàn của vật liệu gương kính?
Vậy thì màu gỗ Laminate Gương (mirror) hoàn toàn thích hợp để thay thế cho những tấm gương kính nặng nề. Bạn không còn phải lo lắng việc rơi, vỡ gương khi sử dụng lâu dài và nhất là với những gia đình có trẻ em.
Ngoài ra, với vẻ đẹp ngoài và hiện đại, màu Laminate Gương rất phù hợp để sử dụng trang trí nội thất thất sang trọng với giá thành hợp lý và cạnh tranh nhất.
7. Màu gỗ công nghiệp Laminate nhôm xước, đồng xước
Màu gỗ Laminate nhôm xước, đồng xước là một lớp phủ công nghiệp đặc biệt, được các nhà sản xuất gỗ công nghiệp lớn thử nghiệm và cung cấp cho thị trường ngành nội thất gỗ trong thời gian gần đây.
Với màu nhôm xước hay vàng đồng xước, giống thật đến 99% thì việc trang trí, tạo điểm nhấn trên các sản phẩm gỗ trở nên dễ dàng hơn, và tiết kiệm hơn thay vì phải sử dụng vật liệu nhôm hay đồng thật 100%.
8. Một số màu gỗ độc đáo khác
Ngoài những nhóm màu chính trên, một số nhà sản xuất cho ra mắt một số màu đặc biệt khác, mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn
300+ Bảng mã màu gỗ MDF phủ Melamine đẹp nhất
Màu gỗ MDF hay MFC là một khái niệm khá chung chung mà những người không hiểu rõ về gỗ công nghiệp sử dụng. MDF/ MFC là các loại cốt gỗ thô (còn gọi là lõi gỗ) chống ẩm hoặc không chống ẩm. Màu trên bề mặt của MDF/MFC được định nghĩa là màu của lớp phủ gỗ công nghiệp Melamine, Veneer hay Laminate. Tôi hay khuyên các khách hàng của mình hãy sử dụng cụm từ đầy đủ là “Gỗ MDF (chống ẩm hoặc không chống ẩm) phủ Melamine, màu Walnut (óc chó)” để miêu tả cho nhà sản xuất gỗ hiểu rõ ý định của mình.
Bảng màu gỗ MDF và bảng màu gỗ MFC sử dụng lớp phủ Melamine từ các nhà cung cấp gỗ công nghiệp thường khá giống nhau. Có khoảng 50+ màu gỗ Melamine đơn sắc và 250+ màu Melamine vân gỗ, vân đá….
>>> Xem thêm: 300+ bảng màu gỗ MDF phủ Melamine An Cường
Trong phạm vi bài viết này, mình chia sẻ các bảng màu gỗ MDF phủ Melamine vân gỗ phổ biến và được ưu chuộng nhất trong thiết kế kiến trúc không gian và nội thất gia đình, văn phòng, gồm có các 6 màu vân gỗ sau:
- Màu vân gỗ Sồi (màu Oak)
- Màu vân gỗ Tần Bì (màu Ash)
- Màu vân gỗ Óc Chó (màu Walnut)
- Màu vân gỗ Giá Tỵ (màu Teak)
- Màu vân gỗ Anh Đào (màu Cherry)
- Màu vân gỗ Thích (màu Maple)
- Màu vân gỗ Du (màu Elm)
Cốt gỗ MDF hoặc MFC cùng với lớp phủ Melamine được xem là một lựa chọn tối ưu nhất trong tầm giá để làm những sản phẩm nội thất đơn giản như mặt bàn gỗ công nghiệp kết hợp chân sắt, kệ sách, vách ngăn tường phòng khách…
Màu gỗ MDF vân Sồi (màu Oak)
Phổ biến nhất là những mã màu gỗ công nghiệp 388, 386, 611
Màu gỗ MDF vân gỗ Tần Bì (màu Ash) – Dẻ Gai (Beech) – Gỗ Vàng (Anigre)
Màu gỗ MDF vân gỗ Óc Chó (màu Walnut)
Màu gỗ MDF vân gỗ Giá Tỵ (màu Teak) – Gỗ Tràm (màu Acacia)
Màu gỗ MDF vân gỗ Anh Đào (màu Cherry)
Màu gỗ MDF vân gỗ Thích (màu Maple)
Màu gỗ MDF vân gỗ Du (màu Elm)
800+ Bảng màu gỗ công nghiệp Laminate cao cấp 2023
Trong số 6 lớp phủ gỗ bề mặt thông dụng thì màu sắc trên lớp phủ Laminate được xem là có nhiều lựa chọn cho khách hàng hơn cả. Không những có rất nhiều màu đơn sắc, màu vân giả gỗ, mà bạn chỉ có thể tìm thấy được các màu vân giả đá, hoa văn vải, giả da thuộc, gương, nhôm xước, đồng xước trên chính lớp phủ này.
>>> Xem thêm: 800+ bảng màu gỗ MDF phủ Laminate An Cường
Bảng màu gỗ Laminate quả thật đang mở ra rất nhiều ứng dụng đầy mê hoặc và bất ngờ cho ngành công nghiệp đồ gỗ công nghiệp và trang trí kiến trức, không gian nội thất. Bên cạnh khả năng được ép trên các khổ ván tiêu chuẩn 1220x2440mm (độ dày 0.6mm-1.3mm), khổ ván vượt khổ 1830x4300mm… thì các đặc tính ưu việt của màu gỗ Laminate mang lại cũng là một trong những yếu tố mà khách hàng phải cân nhắc, đó là:
- Khả năng chịu trầy xước cao
- Khả năng chịu va đập, hóa chất, nhiệt độ cao
- Độ bền vật liệu, độ bền màu lên đến hàng chục năm
- Đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bảng màu
- Khả năng sản xuất, thi công tương đối nhanh
100+ Bảng màu gỗ công nghiệp với lớp phủ ván lạng Veneer
Ván lạng Veneer là một loại lớp phủ có nguồn gốc gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ tần bì, gỗ óc chó…
>>> Xem thêm: 100+ bảng màu gỗ Veneer An Cường
Bảng màu gỗ Veneer tự nhiên mang nhiều hạn chế bởi phụ thuộc vào nguồn gốc gỗ được khai thá và được sản xuất trong nhà máy. Nhưng với loại lớp phủ Eco – Veneer, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn 1 trong một trăm mã màu các loại vân gỗ tự nhiên từ đậm đến nhạt và có thể tự gia công ép trên cốt gỗ thô mdf, mfc hay hdf…
Tấm Eco Veneer được phủ loại keo đặc biệt của Đức ở mặt sau với độ bám dính cực kỳ cao và có thể chịu được nhiệt độ lên đến 80 độ, đảm bảo độ bền, tính tiện lợi và nhanh chóng mà các bạn chỉ cần lột ra và dán lên một bề mặt gỗ công nghiệp có sẵn.
100+ Màu gỗ công nghiệp với lớp phủ Acrylic bóng gương, chống trầy
Màu gỗ Acrylic nổi tiếng với mã màu Acrylic bóng gương, là một sản phẩm rất được ưa thích trong những phong cách nội thất hiện đại và sang trọng.
Màu sắc gỗ Acrylic rất phong phú với hơn 100 màu Acrylic đủ loại, từ màu trơn đơn sắc, màu kim loại metalic đến những màu vân gỗ sang trọng. Đặc biệt là những màu gỗ công nghiệp An Cường có chiều dài lên đến 2.8m rất phù hợp cho các ứng dụng nội thất với chiều cao vượt khổ như vách ngăn, cửa tủ quần áo đụng trần. Từ đó, căn phòng hay ngôi nhà sẽ trở nên sang trọng và bề thế hơn.
>>> Xem thêm: 100+ bảng màu gỗ Acrylic An Cường
Cách chọn màu gỗ công nghiệp đẹp để phối cảnh thiết kế
Tôi tin rằng, các sản phẩm từ gỗ công nghiệp không còn xa lạ gì với đại đa số người dùng ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng… Từ các sản phẩm nội thất như bàn học, bàn làm việc, kệ tivi, gường ngủ, tủ hồ sơ… đến các không gian kiến trúc như văn phòng làm việc, nhà hàng khách sạn, hội nghị triển lãm…
Vậy làm sao để các bạn chọn được màu gỗ công nghiệp đẹp, phù hợp với túi tiền mà vẫn đảm bảo khả năng sử dụng cũng như phô bày sự sang trọng, cao cấp mà mình muốn hướng đến? Theo tôi, bạn chỉ cần xác định 2 yếu tố cơ bản dưới đây:
- Chất liệu lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp
- Sự sang trọng, cao cấp của sản phẩm, không gian
#1 Chọn chất liệu lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp
Như đã nói từ trước, mỗi loại chất liệu lớp phủ bề mặt đều có thể có màu sắc giống nhau, nhưng tính chất vật lý, độ bền màu theo thời gian… lại khác nhau. Chưa kể đến giá cả mỗi loại cũng khác nhau. Trong những năm suy thoái kinh tế này, nhiều nhà cung cấp gỗ công nghiệp lớn cũng không thể lưu trữ một số lượng màu sắc lớp phủ sẵn trên ván gỗ, mà phải đợi đến khi có đơn hàng thì mới tiến hành sản xuất.
Vậy nên, các xưởng sản xuất có thể cần kiểm tra lại với nhà cung cấp ván về thời gian giao hàng cụ thể để phù hợp với tiến độ công trình.
#2 Xác định tính cao cấp, sang trọng của sản phẩm và không gian kiến trúc
Nếu bạn là một kiến trúc sư chuyên nghiệp, hẳn sẽ không muốn tư vấn cho khách hàng công ty Start-up xây dựng một văn phòng cần quá nhiều chất liệu cao cấp, đắt tiền…
Một trường hợp khác là một nhà thiết kế sản phẩm nội thất cũng sẽ không sử dụng những chất liệu màu sắc quá đơn điệu khi thiết kế kệ đồ chơi cho bé, bàn học cho bé… Tất cả những điều này đều thể hiện tầm hiểu biết và kiến thức nhất định.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết chi tiết nhất về các mã màu gỗ công nghiệp đẹp, phổ biến, cao cấp, sang trọng của các nhà cung cấp ván gỗ công nghiệp trên thị trường nội thất ở Việt Nam. Nếu bạn còn thắc mắc, hoặc muốn được tư vấn thêm thì hãy liên hệ với mình nhé.
Pingback: 92 Thông Tin Về Các Loại Màu Gỗ Công Nghiệp
Pingback: 16 Thông Tin Về Màu Gỗ Công Nghiệp Đẹp