10 Loại mặt bàn gỗ công nghiệp giá rẻ đến cao cấp

Mặt bàn gỗ công nghiệp được làm từ phôi gỗ Mdf, Mfc, Hdf hay Plywood được xem là một lựa chọn tối ưu cho kiến trúc sư hiện đại khi thiết kế các sản phẩm như bàn làm việc văn phòng, bàn trà, bàn học, bàn console… Lý do không chỉ bởi sự đa dạng từ phân khúc giá rẻ đến cao cấp, mà mặt bàn làm từ gỗ công nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn về màu sắc, vân gỗ, kích thước… đủ để nâng tầm cho bất kỳ nội thất nào. Bài viết hôm nay giới thiệu về dòng sản phẩm mặt bàn làm từ ván công nghiệp từ các khái niệm cơ bản đến địa điểm mua hàng giá rẻ và chất lượng nhất.
Xem nhanh:

Mặt bàn gỗ công nghiệp
Mặt bàn gỗ công nghiệp giá rẻ đến cao cấp

Mặt bàn gỗ công nghiệp là gì?

Mặt bàn gỗ công nghiệp là loại mặt bàn được làm từ các loại gỗ công nghiệp có cốt gỗ (phôi gỗ) là MDF, MFC, HDF, Plywood… có bề mặt bên ngoài cùng là lớp phủ gỗ công nghiệp như Melamine, Laminate, Acrylic… thì được gọi chung là mặt bàn gỗ công nghiệp.

4 Bí quyết chọn mặt bàn gỗ công nghiệp không phải ai cũng biết

Nếu bạn là một người không có nhiều hiểu biết về nội thất thì sẽ không thể đưa ra một lựa chọn hợp lý khi chọn mua bất kì một loại sản phẩm nội thất nào. Trong trường hợp này, bạn cần có nhu cầu sử dụng mặt bàn làm từ chất liệu ván gỗ công nghiệp. Cách đơn giản nhất là bạn có thể chạy ngay ra cửa tiệm nội thất để đặt mua. Với bề dày kinh nghiệm thiết kế sản phẩm nội thất lâu năm, Nhà thiết kế nội thất Nguyễn Thế Hòa khuyên bạn KHÔNG NÊN làm như vậy, bởi vì ở đây đã có sẵn một bí quyết để chọn được một tấm mặt bàn ván công nghiệp tốt nhất dành cho bất kì ai, đó là cách bạn chọn:

  • Kích thước làm mặt bàn
  • Phôi gỗ và bề mặt lớp phủ
  • Vân gỗ trên bề mặt bàn
  • Cách kết hợp chân bàn bằng sắt, thép, inox hoặc gỗ

1. Kích thước mặt bàn gỗ công nghiệp nên chọn

Mọi hạn chế về kích thước thường xảy ra với chất liệu gỗ tự nhiên nhưng với gỗ công nghiệp thì gần như là không có. Chẳng hạn khi bạn cần một chiếc bàn làm việc với kích thước ngang 1m, dài 2m, dày 5cm. Rõ ràng có rất ít loại gỗ thịt, gỗ tự nhiên có thể đạt được kích thước này. Nhưng với gỗ ép công nghiệp, nhà sản xuất ván gỗ như Thanh Thùy, An Cường… có thể tạo ra một chiếc mặt bàn gỗ công nghiệp nguyên tấm mà không có bất kỳ một mối nối (mối ghép) nào.

Thêm nữa, với mỗi chiếc bàn học, bàn làm việc, bàn trà, bàn console… đều có những kích thước tiêu chuẩn hoặc tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như phụ thuộc vào diện tích không gian nơi chúng được đặt để. Dưới đây là những kích thước mặt bàn gỗ thông dụng mà bạn có thể tham khảo:

  • Mặt bàn trà (dài x rộng): 100×50, 108×55, 116×53, 120×60…
  • Mặt bàn làm việc (dài x rộng): 100×50, 100×60, 120×60, 140×60, 140×70, 160×80, 180×80…
  • Mặt bàn học (dài x rộng): 100×55, 120×55, 120×60, 140×70…
  • Mặt bàn console: Dài từ 60-180, rộng từ 30-50…
  • Mặt bàn trang điểm (dài x rộng): Dài từ 60-120, rộng từ 40-50…
  • Mặt bàn cafe tròn đường kính D50cm, D60cm, hình vuông 60×60, 80×80, hình chữ nhật 50×100, 60×120…
Hình dạng và kích thước mặt bàn gỗ công nghiệp phổ biến
Hình dạng và kích thước mặt bàn gỗ công nghiệp phổ biến

2. Lựa chọn phôi gỗ và lớp phủ bề mặt cho mặt bàn

Nhìn vào bảng mẫu gỗ được cung cấp bởi nhà sản xuất gỗ công nghiệp uy tín trên thị trường vật liệu nội thất ngành gỗ, bạn thấy rằng chất liệu gỗ công nghiệp không đơn giản chỉ là “gỗ ép giá rẻ” như mọi người quen gọi.

Gỗ công nghiệp làm mặt bàn cấu tạo bởi hai thành phần: phôi gỗ và lớp phủ gỗ công nghiệp; tương ứng với giá thành từ giá rẻ đến cao cấp, đắt tiền. Có những loại phôi gỗ giá rẻ sẽ không có khả năng chống ẩm, chống nước, chịu lực tốt, thậm chí là chống cháy. Có những loại lớp phủ bề mặt giá rẻ sẽ không có khả năng chống bẩn, chống bụi, chống trầy xước, bóng gương… Dưới đây là những loại phôi gỗ và bề mặt lớp phủ phổ biến.

Các loại phôi gỗ (cốt gỗ) công nghiệp dùng làm mặt bàn:

  • Phôi gỗ MFC chống ẩm hoặc không chống ẩm
  • Phôi gỗ MDF chống ẩm hoặc không chống ẩm
  • Phôi gỗ HDF siêu chống ẩm
  • Phôi gỗ Plywood chống ẩm
  • Phôi gỗ nhựa WPC chống nước tuyệt đối

Để hiểu rõ hơn về phẩm chất của các loại cốt gỗ trên, mời bạn đọc xem ở bài viết: “Cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp”

Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp mặt bàn

  • Sơn Pu, 2K
  • Melamine
  • Veneer
  • Laminate
  • Acrylic
  • UV

Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ tập trung đánh giá chi tiết chất lượng của từng loại lớp phủ bề mặt bàn bằng gỗ công nghiệp ở bên dưới.

Các loại cốt gỗ công nghiệp giá rẻ đến cao cấp
Các loại cốt gỗ công nghiệp giá rẻ đến cao cấp

3. Lựa chọn vân gỗ công nghiệp đẹp để làm mặt bàn

Màu gỗ công nghiệp hiện nay không chỉ là màu sắc đơn lẻ như trắng, đen, vàng, xanh đỏ, hồng, cam… mà bạn thường thấy ở các cở sở sản xuất nội thất, thì có đến vô số màu vân gỗ khác có thể làm mặt bàn đẹp thay vì mua mặt bàn gỗ tự nhiên giá cao.

Rất nhiều người dùng thoạt đầu đã nhầm lẫn bề mặt một chiếc bàn làm từ gỗ công nghiệp là gỗ tự nhiên, vì nó sở hữu đường lớp phủ bề mặt vân gỗ quá sắc sảo, quá chân thật.

Khi ghé thăm một cửa hàng, showroom trưng bày vật liệu ván gỗ công nghiệp của nhà cung cấp Thanh Thùy, An Cường, Mộc Phát… bạn có thể tìm thấy hàng trăm đến hàng ngàn loại vân gỗ y hệt gỗ tự nhiên, thậm chí còn phong phú hơn rất nhiều. Có thể kể đến là vân gỗ sồi (oak), gỗ óc chó (walnut), gỗ tần bì (ash), gỗ thông (Pine), gỗ phong (birch), gỗ giáng hương (Padouk)…

Một điều lưu ý là khi chọn loại ván gỗ có vân gỗ, vân đá, vân da… thì bạn nên chọn tấm có vân dọc nằm song song với chiều dài cạnh bàn thì mang lại thẩm mỹ cao nhất theo cách nhìn của các nhà thiết kế.

4. Mặt bàn gỗ công nghiệp kết hợp chân bàn sắt, inox hoặc chân bàn gỗ

Bên cạnh các sản phẩm bàn học, bàn làm việc, bàn văn phòng, bàn trang điểm… được làm hoàn toàn bằng gỗ công nghiệp, bạn có thể tự thiết kế cho mình một chiếc bàn mang dấu ấn của riêng bạn. 

Đó là sử dụng tấm mặt bàn gỗ ép cao cấp này kết hợp với một bộ chân bằng những chất liệu khác như sắt, thép, Inox hoặc với chân gỗ tự nhiên. Không có một tiêu chuẩn nào gò buộc bạn phải chọn mặt bàn công nghiệp này đi với loại chân bàn sắt kia… chúng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và tư duy thiết kế của chính bạn, từ cách bạn chọn loại lõi gỗ, bề mặt lớp phủ cho đến bộ chân bàn.

Nếu bạn muốn một chiếc bàn với dấu ấn riêng của mình thì có thể đặt hàng sản xuất chân bàn sắt hộp theo yêu cầu riêng. Tham khảo dịch vụ này trong danh mục thiết kế sản phẩm nội thất ở menu chính.

Các chân bàn kết hợp với mặt bàn gỗ công nghiệp
Các chân bàn kết hợp với mặt bàn gỗ công nghiệp

 

CÁC LOẠI MẶT BÀN GỖ CÔNG CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC ƯU CHUỘNG NHẤT

Việc lựa chọn cốt gỗ công nghiệp và lớp phủ bề mặt cực kỳ quan trọng khi sử dụng để tạo ra bất kỳ một sản phẩm nội thất hiện đại nào, không chỉ riêng về cách chọn mặt bàn làm việc, bàn học, bàn văn phòng… Mỗi loại gỗ ép này sẽ có những ưu điểm, nhược điểm cũng như trường hợp sử dụng cụ thể mà chỉ có những người trong ngành nội thất mới có thể đưa ra chính kiến phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. 

Để làm sáng tỏ điều này, tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cực kỳ hữu ích bên dưới. Với nó, tôi hy vọng các bạn cũng sẽ tự nhận định và áp dụng được vào việc mua hay thiết kế bất kỳ một sản phẩm nào liên quan đến chất liệu gỗ công nghiệp hiện nay.

#1 Mặt bàn gỗ công nghiệp MDF/MFC sơn PU hoặc sơn 2K

Sơn PU (Polyurethane), 2K hay còn được biết đến với tên gọi là “sơn bệt” là những chất liệu sơn truyền thống có từ lâu đời. Phương pháp sơn này được áp dụng trước tiên trên các mặt bàn gỗ tự nhiên như gỗ thông, gỗ cao su, gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ óc chó, mặt bàn gỗ tre ép… Ngày nay, phương pháp sơn này áp dụng lên cả các loại ván gỗ công nghiệp MDF và MFC thô, để tạo ra các tấm mặt bàn gỗ theo nhu cầu người dùng

Ưu điểm:

  • Ít bị trầy xước
  • Chống thấm tốt
  • Có độ bóng cao
  • Có thể tự sơn tại nhà
  • Dễ sơn trên nhiều hình dạng, kích thước mặt bàn cong, uốn lượn, gấp khúc…

Nhược điểm:

  • Không kháng được dung môi (xăng, dầu, cồn…)
  • Có thể có mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ về lâu dài
  • Chỉ có thể sơn được màu đơn sắc như trắng, đen, vàng, xám…
  • Chất lượng bề mặt phụ thuộc vào tay nghề thợ sơn
  • Khó bền màu theo thời gian
  • Không có sẵn tấm thành phẩm kích thước tiêu chuẩn
Mặt bàn gỗ MDF sơn PU nhiều màu
Mặt bàn gỗ MDF sơn PU nhiều màu

Đánh giá

Nhìn chung, mặt bàn gỗ MDF, MFC được sơn PU hoặc 2K không phải là một sản phẩm nội thất hoàn thiện cao cấp, nhưng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng bình thường trong một khoản thời gian dài từ 5-10 năm. Điểm cộng tối đa cho phương pháp sơn này là bạn có thể có sơn phủ được màu sắc trên những hình dạng mặt bàn tùy ý, có thể cong lượn, đục khoét lỗ, gấp khúc…

#2 Mặt bàn gỗ công nghiệp MDF/MFC phủ Melamine 2 mặt

Lớp phủ bề mặt Melamine trên ván gỗ công nghiệp MDF, MFC được nhiều người công nhận chất lượng, giá thành rẻ cũng như được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Melamine thực chất chỉ là một lớp giấy trang trí với tên tiếng Anh là Decorative Paper, được phủ keo Melamine. Chúng có độ dày khá mỏng, được ép trên bề mặt ván dăm (oak) hoặc ván mịn (MDF) bằng máy ép nhiệt công nghiệp.

Ưu điểm:

  • Chống thấm nước và chống trầy xước tương đối tốt
  • Không có mùi khó chịu
  • Hàng ngàn màu sắc từ đơn sắc đến nhiều loại vân gỗ sáng tối các loại.
  • Có độ bóng cao hoặc nhẵn lì, nhưng đồng màu.
  • Bền màu theo thời gian
  • Chống cong vênh, mối mọt khi được phủ 2 mặt
  • Kháng được nhiều dung môi ở mức độ cơ bản
  • Giá thành rẻ nhất trong các loại lớp phủ công nghiệp
  • Có sẵn tấm thành phẩm tiêu chuẩn kích thước 1220 x 2440 mm

Nhược điểm:

  • Khi lớp Melamine bị vỡ thì khả năng chống nước không còn tốt cho ván thô bên trong.
  • Có thể cắt được mặt bàn nhiều hình dạng khác nhau, nhưng cạnh viền khó xử lý đẹp như mặt bàn sơn phủ PU/2K.
  • Phải được dán nẹp (chỉ) cạnh viền sau khi cắt được hình dạng mặt bàn theo yêu cầu.
Mặt bàn gỗ MDF phủ Melamine 2 mặt
Mặt bàn gỗ MDF phủ Melamine 2 mặt

Đánh giá

Mặt bàn gỗ MDF phủ Melamine hay MFC phủ Melamine là một sản phẩm có độ hoàn thiện tốt, thẩm mỹ cao với nhiều màu sắc vân gỗ độc đáo. Có thể sử dụng trong một thời gian dài nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, giá thành của mặt bàn gỗ được phủ Melamine được xem là rẻ nhất và được nhiều người sử dụng nhất. 

#3 Mặt bàn gỗ công nghiệp MDF/MFC phủ Veneer

Bề mặt lớp phủ Veneer trên ván thô MDF hay MFC được làm từ Veneer lạng, có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên. Chúng được dán trực tiếp lên bề mặt ván thô đã được xử lý phẳng, nhẵn. Sau đó, người ta đem tấm ván thô để cắt thành hình dạng mặt bàn theo yêu cầu. Hoặc có thể dán lớp veneer sau cùng.

Ưu điểm:

  • Chống thấm, chống xước tương đối tốt
  • Không có mùi khó chịu
  • Dày và có lớp keo bám dính tốt
  • Có nhiều màu vân gỗ tự nhiên đẹp, kể cả màu đơn sắc
  • Có độ bóng cao hoặc nhẵn lì, nhưng đồng màu và bền màu theo thời gian.
  • Chống cong vênh cho ván thô nếu được dán phủ Veneer 2 mặt
  • Dễ thi công trên tấm mặt bàn đã được tạo hình.
  • Kháng được nhiều dung môi ở mức độ cơ bản.
  • Chi phí tương đối thấp trong các loại lớp phủ công nghiệp

Nhược điểm:

  • Khó thi công dán được Veneer nếu không có tay nghề
  • Khi lớp Veneer bị vỡ thì khả năng chống nước không còn tốt cho ván thô bên trong.
  • Không có nhiều vân gỗ độc đáo như lớp phủ Melamine
  • Không có sẵn tấm thành phẩm kích thước tiêu chuẩn
Mặt bàn gỗ công nghiệp MDF dán Veneer
Mặt bàn gỗ công nghiệp MDF dán Veneer

Đánh giá

Mặt bàn gỗ công nghiệp cốt gỗ MDF hay MFC dán Veneer sẽ mang lại một sản phẩm có chất liệu gần gũi với tự nhiên, có chút sang trọng và cao cấp. Thời gian sử dụng của mặt bàn gỗ phủ veneer 2 mặt trong khoảng từ 7-12 năm, tuỳ thuộc vào lớp keo dán ở mặt dưới lớp Veneer.

#4 Mặt bàn gỗ công nghiệp MDF/MFC phủ Laminate 2 mặt

Lớp phủ Laminate trên bề mặt bàn gỗ MDF hay MFC khá dày (từ 0.5-1mm), có thể phân biệt giữa Laminate với Melamine thông qua độ dày này. Laminate được phủ nhiều trên các loại cốt gỗ công nghiệp ván dăm, ván mịn, plywood… Mặt bàn gỗ Laminate 2 mặt là một trong những lựa chọn ưu thích của các kỹ sư thiết kế sản phẩm nội thất ngày nay.

Ưu điểm:

  • Chống chịu với các tác động vật lý như va chạm, trầy xước, cong vênh… rất tốt.
  • Chống thấm, chống nước, chịu lửa, mối mọt và các dung môi thông thường
  • Độ dày cao, bảo vệ cốt gỗ bên trong tốt
  • Có nhiều màu vân gỗ tự nhiên đẹp, kể cả màu đơn sắc
  • Có độ bóng cao hoặc nhẵn lì, nhưng đồng màu và bền màu theo thời gian.
  • Độ bền lên đến hàng chục năm
  • Có sẵn tấm thành phẩm kích thước 1220 x 2440 mm với một số màu

Nhược điểm:

  • Giá thành cao, gấp đôi so với Melamine, gấp 1.5 lần so với Veneer
  • Đòi hỏi các loại máy gia công gỗ hiện đại, cao cấp khi sản xuất
  • Khó tạo hình khi sử dụng tấm ván nguyên kích thước tiêu chuẩn 1220x2440mm
  • Mất nhiều thời gian để sản xuất, gia công thành phẩm
Mặt bàn gỗ công nghiệp MFC phủ Laminate màu Walnut đẹp
Mặt bàn gỗ công nghiệp MFC phủ Laminate màu Walnut đẹp

Đánh giá

Mặt bàn gỗ công nghiệp phủ Laminate có nhiều ưu điểm hơn rất nhiều so với lớp phủ Melamine, Veneer… và được sử dụng nhiều ở các không gian nội thất sang trọng, hiện đại. Do giá thành sản xuất tấm ván gỗ phủ Laminate khá cao, nên nhiều nhà sản xuất gỗ không trữ sẵn tấm thành phẩm. Nên khi có nhu cầu sử dụng, các xưởng sản xuất nội thất cần đặt hàng trước ít nhất từ 10-20 ngày trở lên. 

#5 Mặt bàn gỗ công nghiệp MDF/MFC phủ Acrylic

Cái tên Acrylic có vẻ không còn xa lạ gì với hầu hết những người sử dụng nội thất cao cấp, nhất là ở không gian nhà bếp. Đây thật sự là một lớp phủ bề mặt ván gỗ cao cấp, sang trọng mà bất kỳ ai cũng muốn sở hữu nếu bỏ qua về giá thành sản phẩm. 

Acrylic có thành phần khá phức tạp, với nguồn gốc từ các thành phần tinh chế dầu mỏ. Có màu trong suốt hoặc có nhiều màu sắc khác nhau.

Ưu điểm:

  • Chống thấm, chống xướt tốt
  • Không có mùi khó chịu
  • Dày, khó vỡ với các tác động vật lý thông thường
  • Có nhiều màu vân gỗ tự nhiên đẹp, kể cả màu đơn sắc
  • Có độ bóng cực kỳ cao cấp, đồng màu và bền màu theo thời gian.
  • Kháng được rất nhiều dung môi
  • Có thể được sản xuất sẵn theo trong nhà máy theo yêu cầu
  • Có sẵn tấm thành phẩm kích thước tiêu chuẩn một vài màu

Nhược điểm:

  • Giá thành cao
  • Mất nhiều thời gian sản xuất
  • Đòi hỏi kỹ thuật thi công cao
  • Khi sản xuất đòi hỏi cần có nhiều loại máy gia công gỗ công nghiệp CNC hiện đại
  • Hạn chế đối với những thiết kế có phong cách cổ điển
Mặt bàn gỗ MFC, MDF phủ Acrylic
Mặt bàn gỗ MFC, MDF phủ Acrylic

Đánh giá

Mặt bàn gỗ với bề mặt được phủ Acrylic có thể được xem là một sản phẩm cực kỳ cao cấp, sang trọng và hiện đại. Cùng với đó là sự tương đồng về số lượng màu từ đơn sắc đến hàng trăm vân gỗ các loại như lớp phủ Melamine, các bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn không những cho chiếc bàn làm việc, bàn học tập hàng ngày mà còn cho rất nhiều những món đồ nội thất khác như tủ quần áo, tủ bếp, bàn console, bàn trang điểm…

#6 Mặt bàn gỗ công nghiệp MDF/MFC sơn phủ UV

Lớp phủ sơn UV còn khá xa lạ với nhiều người sử dụng trong thời gian gần đây. Thậm chí là đối với nhiều nhà thiết kế nội thất non trẻ, chưa được cập nhật kiến thức mới.

Sơn UV là loại sơn sau khi sơn lên bề mặt gỗ sẽ khô (đóng rắn) thông qua tia UV (tia cực tím). Tấm ván gỗ sơn phủ UV có các màu đơn sắc (Solid) và một số ít các màu vân gỗ (Woodgrain).

Ưu điểm:

  • Sở hữu nhiều tính chất tương đồng nhưng tốt hơn Acrylic như chống thấm nước, chống va chạm, chịu đập, chịu lửa…
  • Có độ bóng cực kỳ cao cấp, đồng màu và bền màu theo thời gian.
  • Kháng được rất nhiều dung môi các loại
  • Có thể được sản xuất sẵn theo trong nhà máy theo yêu cầu

Nhược điểm:

  • Giá thành rất cao
  • Mất nhiều thời gian sản xuất
  • Khi sản xuất đòi hỏi cần có nhiều loại máy gia công gỗ công nghiệp CNC hiện đại
  • Hạn chế đối với những thiết kế có phong cách cổ điển
  • Không có sẵn tấm thành phẩm kích thước tiêu chuẩn
Mặt bàn gỗ công nghiệp sơn phủ UV bóng gương cao cấp
Mặt bàn gỗ công nghiệp sơn phủ UV bóng gương cao cấp

Đánh giá

Sơn UV là dòng sơn phù bề mặt gỗ công nghiệp mới xuất hiện gần đây, nên chưa được sử dụng rộng rãi, thường được ứng dụng trong các thiết kế biệt thự, nội thất cao cấp. Mặt bàn gỗ MDF hay MFC được phủ UV mang đến sự sang trọng, cao cấp và hiện đại, trẻ trung.

#7 Mặt bàn gỗ Plywood cao cấp đa dạng bề mặt

Plywood là loại cốt gỗ công nghiệp có nguồn gốc tự nhiên nhiều nhất trong các loại. Tấm gỗ Plywood thành phẩm được ép từ nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng, xếp vuông góc với hướng vân gỗ, dính vào nhau nhờ lực ép lớn và lớp keo dính sinh học cao cấp.

Để là mặt bàn gỗ Plywood, bạn có nhiều sự lựa chọn về các lớp phủ bề mặt. Có thể là Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic… Tuy nhiên, loại thường được ưu chuộng nhất là mặt bàn gỗ Plywood phủ Laminate, vì cả lớp phủ mặt ngoài lẫn cốt gỗ đều thuộc hàng thượng phẩm. 

Ưu điểm đáng lưu ý nhất của các loại mặt bàn gỗ công nghiệp Plywood nằm ở độ cứng cao, độ bền tốt và khả năng tự bản thân cốt gỗ đã có những phẩm chất tốt từ gỗ tự nhiên

Mặt bàn gỗ Plywood phủ Melamine 2 mặt
Mặt bàn gỗ Plywood phủ Melamine 2 mặt

#8 Mặt bàn gỗ nhựa WPC/WPB cao cấp

Phôi gỗ nhựa WPC (tên tiếng anh là Wood Plastic Composite) còn được gọi là gỗ composite, là một vật liệu có cấu tạo từ 70% bột gỗ và 30% nhựa PE hoặc PVC kết hợp với một số chất phụ gia có nguồn gốc Cellulose tạo thành.

Với kiến thức và kinh nghiệm sử dụng loại ván gỗ công nghiệp hiện đại này, tôi không khuyến kích các bạn sử dụng để làm mặt bàn bởi vì 3 lý do duy nhất sau:

  • Không có nhiều vân gỗ để lựa chọn
  • Nhẹ, khả năng chịu lực kém hơn so với cốt gỗ MDF, MFC, Plywood
  • Giá thành sản phẩm mặt bàn gỗ nhựa công nghiệp quá cao

Bảng báo giá mặt bàn gỗ công nghiệp tại xưởng sản xuất nội thất TPHCM [Cập nhật T6/2022]

Đâu đó trên các sàn thương mại điện tử chuyên bán các mặt hàng nội thất nhà cửa thông dụng, các bạn có thể bắt gặp nhiều tấm mặt bàn gỗ công nghiệp được gia công sẵn với nhiều kích thước, kiểu dáng, chất liệu cốt gỗ và bề mặt. Đặc biệt là giá bán mặt bàn gỗ công nghiệp dao động cực kì lớn dựa trên những tính chất đó. 

Ngoài ra một số trang còn có báo giá mặt bàn công nghiệp cụ thể nhưng cũng chưa đầy đủ để đáp ứng nhu cầu người mua. Vì vậy, trong bài viết này, tôi chia sẻ bảng giá mặt bàn gỗ công nghiệp tại xưởng sản xuất nội thất hiện đại SMLIFE ở TPHCM. Bảng giá sẽ chưa bao gồm phí vận chuyển và từ phân khúc giá rẻ đến cao cấp để các bạn có thể tự so sánh với những xưởng gỗ khác.

Kích thước mặt bàn gỗ tiêu chuẩn: 600×1200
STT Loại cốt gỗ Lớp phủ
bề mặt
Gỗ THANH THÙY Gỗ AN CƯỜNG
Đơn giá 4 tấm trở lên Đơn giá 4 tấm trở lên
1 MFC – không chống ẩm Sơn PU/2K
Melamine
Veneer
Laminate
Acrylic
2 MFC – chống ẩm Sơn PU/2K
Melamine
Veneer
Laminate
Acrylic
3 MDF – không chống ẩm Sơn PU/2K
Melamine
Veneer
Laminate
Acrylic
4 MDF – chống ẩm Sơn PU/2K
Melamine
Veneer
Laminate
Acrylic
5 HDF – siêu chống ẩm Sơn PU/2K
Melamine
Veneer
Laminate
Acrylic
6 Plywood – chống ẩm Sơn PU/2K
Melamine
Veneer
Laminate
Acrylic
7 WPB – kháng nước Melamine
Veneer
Laminate
Acrylic

Bảng giá mặt bàn gỗ công nghiệp tại xưởng giá rẻ đến cao cấp nhất Tháng 6/ 2022

Đặt mua mặt bàn gỗ công nghiệp ở đâu giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất TPHCM

Nếu bạn đã sẵn sàng có một bộ chân bàn bằng sắt đẹp và mong muốn có một tấm mặt bàn gỗ công nghiệp xịn xò để bày biện những tách trà, hay học tập, làm việc… thì chỉ cần chú ý một trong 3 gợi ý về địa điểm mua hàng dưới đây:

  • Cửa hàng bán mặt bàn gỗ công nghiệp có sẵn tại TPHCM: SMLIFE, Home Office…
  • Xưởng sản xuất mặt bàn gỗ ép công nghiệp TPHCM: Smlife, Home Office, Kiến Quốc…
  • Một số Shop bán mặt bàn gỗ online trên các kênh thương mại điện tử Tiki, Lazada, Shopee

Bạn có thể điện thoại hoặc đến trực tiếp showroom, cửa hàng nội thất để nhận được tư vấn tốt hơn trước khi quyết định mua hàng.

Giải đáp một số câu hỏi khi mua mặt bàn gỗ công nghiệp

Mặt bàn gỗ MDF có tốt không?

So với mặt bàn gỗ MFC thì mặt bàn gỗ MDF tốt hơn, nhưng so với mặt bàn gỗ Plywood thì lại không bằng. Tuy nhiên, phần lớn câu trả lời nằm ở lớp sơn phủ mặt ngoài là Melamine, Laminate, Veneer hay Acrylic và cách bạn sử dụng mặt bàn gỗ công nghiệp đó. Ví dụ cốt gỗ MFC phủ Laminate thì tất nhiên sẽ tốt hơn so với mặt bàn gỗ MDF phủ Melamine. 

Giá mặt bàn gỗ công nghiệp là bao nhiêu?

Xem lại bảng giá mặt bàn gỗ công nghiệp giá rẻ đến cao cấp tại xưởng ở trên. Bảng giá này cũng trả lời cho câu hỏi “mặt bàn gỗ công nghiệp rẻ nhất là loại nào?”

Có thể đặt mặt bàn gỗ công nghiệp theo yêu cầu không?

Nếu bạn đã có sẵn một thiết kế đầy đủ hoặc cơ bản thì có thể đến tận xưởng sản xuất, hoặc cửa hàng bán nội thất và có sở hữu một xưởng gỗ thì họ nhất định sẽ nhận đặt mặt bàn gỗ công nghiệp theo yêu cầu. Mình recommend cho những bạn ở TPHCM là xưởng sản xuất đồ nội thất hiện đại SMLife.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức và kinh nghiệm được để chọn mặt bàn gỗ công nghiệp MDF, MFC, gỗ Plywood, gỗ nhựa WPC được sơn PU, sơn 2K, sơn UV, phủ Melamine, Laminate… phục vụ cho các nhu cầu của mà bạn đang tìm kiếm từ bàn học, bàn làm việc, bàn trà, bàn cafe, bàn console… Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với mình nhé.

5/5 - (35 bình chọn)
Lên đầu trang