Top 10+ Lớp phủ gỗ công nghiệp tốt nhất 2024

Lớp phủ gỗ công nghiệp là một thành phần quan trọng khi các nhà kiến trúc sư thiết kế nội thất lựa chọn màu sắc cho từng không gian sống. Với chỉ hơn 6 loại lớp phủ bề mặt cơ bản là Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic, UV, sơn phủ PU, 2K trên thành phần cốt gỗ mdf, mfc, hdf, plywood…cho ra hàng ngàn màu từ đơn sắc, đa sắc, đến các vân gỗ giống tự nhiên đến 99%, thậm chí còn có cả vân giả đá, giả hoa văn vải, giả gương cao cấp.

Bài viết hôm nay của N.T.H Designer sẽ mang đến cho các bạn luồng thông tin chi tiết nhất về các loại lớp phủ bề mặt trên các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay, cũng như so sánh các ưu nhược điểm của chúng.
Xem nhanh:

Lớp phủ gỗ công nghiệp là gì?

Lớp phủ hay lớp mặt ngoài cùng trên cốt gỗ công nghiệp (Mdf, Mfc, Plywood…) có chức năng bảo vệ, tăng cường một số đặc tính cho cốt gỗ, nhất là khả năng làm tăng giá trị thẩm mỹ khi sử dụng tấm ván gỗ đó để tạo ra các sản phẩm nội thất hoặc trang trí không gian kiến trúc nhất định. 

Thay vì hỏi là “lớp phủ mặt ngoài gỗ công nghiệp là gì”, thì nhiều người thường gọi nhầm là màu gỗ công nghiệp Melamine, Laminate, Acrylic… Để hiểu hơn về khái niệm màu gỗ công nghiệp, bạn hãy đọc bài viết này “1500+ màu gỗ công nghiệp đẹp được ưu chuộng nhất”.

Các loại lớp phủ gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Trong thị trường ngành nội thất gỗ công nghiệp, các nhà cung cấp gỗ nổi tiếng, có uy tín và chất lượng nhất trên thị trường như An Cường, Thanh Thùy, Mộc Phát, Tuấn Anh, Ba Thanh… đều sử dụng những lớp phủ mặt ngoài phổ biến cho các loại phôi gỗ công nghiệp, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Có thể kể đến là 10 loại lớp phủ bề mặt dưới đây:

  • Bề mặt Melamine
  • Bề mặt Veneer
  • Bề mặt Laminate
  • Bề mặt Acrylic
  • Bề mặt sơn bệt, sơn phủ PU, 2K, UV

Mỗi loại lớp phủ bề mặt ngoài trên ván gỗ thô mdf, mfc, hdf… mang những đặc điểm, tính chất, giá trị và ứng dụng khác nhau. Phần bên dưới là thông tin chi tiết của từng loại, điều mà thông qua đó, bạn có thể hình dung rõ ràng hơn về sự lựa chọn chất liệu bề mặt lớp phủ nào là tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu và chi phí của mình.

1. Lớp phủ bề mặt gỗ Melamine

Lớp phủ Melamine là một loại bề mặt được làm từ nhựa tổng hợp. Nói một cách dễ hiểu nó là một lớp giấy trang trí được phủ keo Melamine, có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem. Được ép lên cốt gỗ bằng máy ép nhiệt dựa trên các thông số tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp Melamine
Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp Melamine

Các loại cốt gỗ thô mà lớp Melamine có thể được phủ lên mặt ngoài thường là:

  • MFC (Melamine Face Chipboard): còn gọi là ván gỗ dăm (Okal)
  • MDF (Medium Density Fiberboard): ván mịn.
  • HDF (High Density Fiberboard): gỗ sợi mật độ cao
  • CDF (Compact Density Fiberboard): tấm compact
  • Plywood: gỗ dán
  • WPC hoặc WPB (Water Proof Board): gỗ nhựa

Nếu bạn chưa biết các loại cốt gỗ công nghiệp trên là gì, tức là thành phần chính của một tấm ván gỗ công nghiệp hoàn thiện) thì có thể đọc bài viết này: Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến.

Mặc dù không phải là loại cao cấp nhưng lớp phủ bề mặt Melamine lại là lựa chọn được ưu chuộng nhiều nhất kể từ khi gỗ công nghiệp tiếp cận đến đại đa số các xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp và người tiêu dùng cuối. Đó là bởi Melamine đáp ứng rất nhiều tiêu chí cần thiết như:

  • Đa dạng về bảng màu sắc: đến hơn 400 màu từ đơn sắc đến hoa văn gỗ, đá, vải…
  • Có thể phủ lên rất nhiều cốt gỗ từ giá rẻ đến đắt tiền, cao cấp
  • Một số có thể chống xước, chống thấm nước và hạn chế cong vênh cho phôi gỗ thô
  • Giá thành vật tư và sản xuất thấp. 
  • Có thể ép được trên nhiều khổ ván công nghiệp lớn: 1220×2440 mm, 1830×2440 mm, 1220×2745 mm (vượt khổ)
Hệ màu vân sồi của bề mặt gỗ Melamine
Hệ màu vân sồi của bề mặt gỗ Melamine

Nếu bạn là chủ của một xưởng sản xuất đồ gỗ công nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí chỉ là dân DIY nghiệp dư thì vẫn có thể dễ dàng tìm mua được các loại ván gỗ công nghiệp Mdf hoặc Mfc phủ Melamine ở các cửa hàng vật liệu nội thất hoặc đại lý của các nhà sản xuất gỗ công nghiệp lớn.

2. Lớp phủ bề mặt gỗ Veneer

Lớp phủ bề mặt Veneer hay còn gọi là lớp ván lạng, có nguồn gốc và mang nhiều đặc điểm của các loại gỗ tự nhiên.

Lớp phủ bề mặt gỗ Veneer tự nhiên
Lớp phủ bề mặt gỗ Veneer tự nhiên

Lớp phủ Veneer thường không được ép sẵn trên bề mặt cốt gỗ công nghiệp thô. Chúng được sản xuất rời thành từng tấm hoặc cuộn, với bề dày từ 0.6 – 3mm. Bên dưới bề mặt có thể được phủ keo để dễ dàng được dán hoặc ép lên bề mặt tấm phôi gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên bất kỳ đã được xử lý nhắn bề mặt. Sau đó, tấm ván gỗ công nghiệp này sẽ được đem đi gia công thành các sản phẩm nội thất khác như bàn làm việc, tủ quần áo, giường ngủ, kệ tivi…

Lớp phủ bề mặt Veneer tạo ra những tấm gỗ veneer vừa có chất lượng gỗ tốt vừa có vẻ bề ngoài không khác gì gỗ tự nhiên, mà giá thành lại rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Sự ra đời của gỗ veneer đã làm tăng sự lựa chọn cho những người yêu thích vẻ đẹp của nội thất gỗ tự nhiên mà điều kiện tài chính còn hạn chế.

Bảng màu veneer cũng khá đa dạng tùy thuộc vào màu sắc và vân của loại gỗ tự nhiên được đem xẻ. Các loại gỗ thịt thường được sử dụng để làm veneer đó là gỗ sồi, xoan đào, tần bì, óc chó, dẻ gai, thông…

Một số vân gỗ của lớp phủ Veneer tự nhiên
Một số vân gỗ của lớp phủ Veneer tự nhiên

3. Lớp phủ bề mặt gỗ Laminate

Lớp phủ Laminate là một sản phẩm bề mặt hoàn thiện cao cấp, mở ra nhiều ứng dụng đầy mê hoặc và bất ngờ cho ngành công nghiệp đồ gỗ và trang trí nội thất hiện nay. 

Bề mặt Laminate được cấu tạo từ nhựa tổng hợp, với bề dày từ 0.6-1.3mm (có thể phân biệt được với bề mặt Melamine với Laminate qua độ dày bằng mắt thường), có thể được ép trên nhiều loại cốt gỗ khác nhau. 

Một số đặc tính ưu việt của lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp Laminate mang lại:

  • Khả năng chịu trầy xước, chống va đập, hóa chất và nhiệt độ cao
  • Có độ bền lên đến hàng chục năm
  • Đa dạng về chủng loại, mẫu màu (NCC An Cường có đến hơn 800 màu)
  • Dễ sản xuất, gia công bằng các máy gia công gỗ công nghiệp thông dụng
  • Được ép trên nhiều khổ ván tiêu chuẩn 1220×2440 mm, các khổ ván vượt khổ 1830x4300mm, 1550x3660mm…

Tấm Laminate có thể sử dụng để ép trên các loại ván gỗ làm quầy bar, kệ tủ bếp, quầy kệ showroom, ngân hàng, trường học, văn phòng làm việc… nhất là ứng dụng để làm mặt bàn gỗ công nghiệp. Và vô vàng những sản phẩm và không gian kiến trúc khác có thể sử dụng hiệu quả bề mặt lớp phủ cao cấp này

Một số màu vân gỗ óc chó của lớp phủ Laminate
Một số màu vân gỗ óc chó của lớp phủ Laminate

4. Lớp phủ bề mặt gỗ Acrylic

Nhắc đến gỗ công nghiệp phủ Acrylic, hầu như các khách hàng của tôi đều nghĩ ngay đến tính sáng bóng như gương hay mica. Một vài người quen gọi với tên khác là Mica hay gỗ bóng gương.

Acrylic được tổng hợp từ quá trình tinh chế dầu mỏ, có tên khoa học là PMMA, có tính nhẵn bóng và rất phẳng mịn, lại vô cùng đa dạng màu sắc để người dùng thoải mái lựa chọn. 

Bề mặt chất liệu Acrylic có độ nhẵn bóng và phẳng mịn cao hơn gấp 2 lần so với ván gỗ phủ sơn 2k thông thường. Nhờ có bề mặt bóng gương hoàn hảo mà Acrylic tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng, tạo cảm giác như không gian được mở rộng và thoáng đãng hơn nhiều lần.

Một số màu sắc của lớp phủ Acrylic
Một số màu sắc của lớp phủ Acrylic

Ngoài ra, bề mặt lớp phủ Acrylic cực kỳ dễ lau chùi, thậm chí có những vết trầy xước nhẹ cũng có thể được xử lý một cách dễ dàng. Đây chính là đặc tính cao cấp nhất mà không một lớp phủ nào có thể sánh bằng.

Một số chủng loại bề mặt Acrylic tham khảo từ nhà sản xuất An Cường:

  • Acrylic Phale: tấm Foil Acrylic có độ dày 2mm
  • Acrylic chống trầy 6H: có độ chống trầy cực kỳ cao
  • Acrylic bóng gương: bóng như gương, mica
3 loại lớp phủ bề mặt Acrylic cao cấp nhất 2022-2023
3 loại lớp phủ bề mặt Acrylic cao cấp nhất 2022-2023

Một số kích thước tiêu chuẩn của ván gỗ công nghiệp nguyên tấm là:

  • Size chuẩn: 1220mm x 2440mm x (0.8-1.0) mm.
  • Size vượt khổ: 1220mm x 2745mm (0.8-1.0) mm.

5. Các loại sơn phủ gỗ công nghiệp PU, 2K, UV, Sơn Bệt

5.1 Sơn phủ PU

Sơn PU là một loại lớp phủ được tạo ra bằng các phương pháp thủ công, thường ở hai dạng cứng và bọt với 3 thành phần chính là:

  • Sơn lót: Làm phẳng bề mặt, che các khuyết điểm giúp sản phẩm đẹp hơn.
  • Sơn màu: Thường có trong loại sơn Pu dành cho gỗ, tùy theo khách hàng yêu cầu.
  • Sơn bóng: Đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.

Thông thường, sơn PU thường được dùng làm vecni đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp như giường, tủ, bàn ghế, tạo nên một bề mặt nhẵn bóng, bắt mắt và bảo vệ trước những nhân tố bên ngoài.

5.2 Sơn phủ 2K

Sơn 2K là một loại lớp phủ trên gỗ công nghiệp khá được ưu chuộng hiện nay bởi đặc tính bóng gương của nó gần giống với lớp phủ bề mặt Acrylic. Không những thế, nó còn có thể bảo vệ được các loại gỗ, nội thất để ngoài trời trong thời gian dài.

Các loại sơn phủ gỗ PU, 2K, UV, Sơn bệt
Các loại sơn phủ gỗ PU, 2K, UV, Sơn bệt

5.3 Sơn phủ UV

Sơn phủ UV là một loại lớp phủ mới rộ trong thời gian gần đây. Sơn UV hiểu nôm na là loại sơn sau khi sơn lên bề mặt gỗ (bằng súng phun sơn hoặc cọ quét) sẽ khô (hay còn gọi là đóng rắn) thông qua tia UV (tia cực tím). Trong khi đó các hệ sơn khác như PU, sơn men để cho lớp sơn khô cần phải pha 1 lượng nhất định chất cứng (là chất làm cho sơn khô rắn lại) vào dung dịch sơn trước khi sơn. 

Hệ sơn phủ UV này có nhiều tính năng ưu việc và nổi trội hơn các loại sơn khác trong đó nổi bật nhất vẫn là sơn có độ phủ tốt và rất đều, màng sơn rất dai, độ cứng cao. Đặc biệt nhất đó là khả năng trống chầy xước. Đây được xem là một chất liệu sơn phủ cao cấp cho ngành nội thất gỗ công nghiệp.

5.4 Sơn bệt trên gỗ công nghiệp

Sơn bệt hiểu cơ bản là một loại sơn gỗ làm mất hẳn đi các đường vân gỗ cũng như là không giữ được màu nguyên bản của gỗ và cũng làm cho bề mặt của gỗ trở nên phẳng và mịn hơn. 

Điều này sẽ giúp bạn có thể chọn được những màu sơn khác như: trắng, đỏ, vàng, xám,… để phù hợp với sở thích và các không gian nội thất khác nhau như phòng ngủ con gái hay phòng cho bé yêu,… Chính vì vậy, nếu bạn muốn sở hữu một sản phẩm nội thất độc đáo và khác biệt so với màu gỗ mộc ban đầu thì sơn bệt chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Ưu nhược điểm của các loại bề mặt ván gỗ công nghiệp

Mỗi loại lớp phủ gỗ công nghiệp có những đặc tính khác nhau cũng như việc lựa chọn để sử dụng cho phù hợp với từng mục đích của người dùng. Không thể nói rằng lớp phủ Melamine là giá rẻ, không tốt mà không sử dụng. Cũng như lớp phủ Acrylic tuy đẹp, cao cấp nhưng giá quá cao, không nên dùng…

Dưới đây là bảng so sánh một vài ưu nhược điểm cơ bản để bạn có cái nhìn tổng quát lại những phân tích chi tiết bên trên:

Phân loại Melamine Veneer Laminate Acrylic
Ưu điểm  – Giá thành rẻ nhất trong các loại vật liệu lớp phủ bề mặt
– Tính ứng dụng cao trong thiết kế thi công nội thất
– Sản xuất, gia công đơn giản nhanh chóng
 – Vân gỗ tự nhiên, đều
– Màu gỗ tự nhiên
– Có độ đàn hồi tốt
– Chống cong vênh, mối mọt tốt
 – Đa dạng về màu sắc mẫu mã
– Tính thẩm mỹ và độ bền cao. Một số dòng có khả năng uốn cong, dễ dàng tạo hình
– Khả năng chống xước, chống cháy, chống tấm và chịu va đập tốt hơn nhiều so với Melamine
– Phù hợp nhiều với không gian kiến trúc và đối tượng khách hàng
 – Bề mặt sáng bóng, độ phản chiếu gương sâu tạo cảm quan không gian mở rộng. Tôn vẻ đẹp sang trọng
–  Siêu chống trầy xước, bụi bặm, dễ dàng vệ sinh
– Bảng màu vô cùng phong phú và độc đáo
– Độ bền rất cao, chịu được tia cực tím. Tuổi thọ lên đến 20 năm
Nhược điểm  – Màu sắc và bề mặt vẫn không đa dạng bằng Laminate
– Hạn chế về khả năng tạo dáng, uốn cong cho các công trình phức tạp
– Khả năng chịu mài mòn kém hơn các loại vật liệu khác
 – Không chịu được nước
– Dễ bị phai màu
– Khó lau chùi, vệ sinh. Không dùng được khóa chất khi lau chùi
– Không đa dạng như 3 loại vật kiệu bên
 – Giá thành hơi cao
– Khi gia công yêu cầu máy móc và kỹ thuật hiện đại
 – Giá thành cao vì được sản xuất trên dây chuyền hiện đại
– Máy móc gia công yêu cầu kỹ thuật cao
– Không phù hợp với kiến trúc cổ điển

Ứng dụng gỗ công nghiệp phủ Melamine, Laminate, Acrylich, Veneer trong nội thất

Với những đặc tính tuyệt vời của các lớp phủ bề mặt ván gỗ công nghiệp, các xưởng sản xuất nội thất kết hợp với các kiến trúc sư, nhà thiết kế sản phẩm nội thất… cho ra đời hàng trăm thể loại ứng dụng trong thiết kế và trang trí nội ngoại thất hiện nay. Điều mà thậm chí các loại ván gỗ tự nhiên cũng không thể làm được. Bao gồm:

  • Tạo ra các sản phẩm nội thất như bàn học, bàn làm việc, bàn ăn, tủ quần áo, tủ hồ sơ,  kệ tivi, kệ tủ sách, gường ngủ…
  • Trang trí, tô điểm cho không gian kiến trúc trở nên cao cấp, sang trọng thu hút mọi ánh nhìn từ văn phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, sảnh đón khách, nhà hàng khách sạn…
  • Ứng dụng làm vật liệu trang trí trong ngành quảng cáo, đặc biệt là sự hỗ trợ của lớp phủ Acrylic, mang tính ứng dụng cực kỳ phong phú
Bàn làm việc gỗ công nghiệp phủ Melamine
Bàn làm việc gỗ công nghiệp phủ Melamine
Giường ngủ 2 tầng gỗ công nghiệp phủ Melamine
Giường ngủ 2 tầng gỗ công nghiệp phủ Melamine
Tủ bếp gỗ công nghiệp có bề mặt Acrylic bóng gương
Tủ bếp gỗ công nghiệp có bề mặt Acrylic bóng gương

Như vậy, với những thông tin chi tiết và rõ ràng về các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp, các bạn sẽ có thể đủ tự tin lựa chọn loại chất liệu nào phù hợp để sử dụng và trang trí nội thất cho ngôi nhà hay văn phòng làm việc của mình.

Lên đầu trang