Giải thưởng kiến trúc Pritzker – vinh danh kiến trúc sư tài năng

Giải thưởng kiến trúc Pritzker của quỹ Hyatt (được thành lập bởi Jay A Pritzker) được nhiều kiến trúc sư hàng đầu trên toàn thế giới quan tâm. Đây là giải thưởng được trao tặng hàng năm để vinh danh những người thiết kế xuất chúng vẫn còn sống, cống hiến không ngừng cho mục đích phát triển xã hội. Bài viết dưới đây là tổng hợp các thông tin về giải thưởng cao quý này. Cập nhật đến năm 2023.

Nội dung chính:

1. Giải thưởng kiến trúc Pritzker là gì?

Giải thưởng kiến trúc Pritzker là giải thưởng thường niên của quỹ Hyatt để vinh danh một kiến trúc sư còn sống với những đóng góp của họ cho xã hội. Được Jay A. Pritzker thành lập vào năm 1979 và được tập đoàn Hyatt vận hành cho đến ngày nay.

Giải thưởng kiến trúc Pritzker vinh danh kiến trúc sư tài năng
Giải thưởng kiến trúc Pritzker vinh danh kiến trúc sư tài năng

Đây là một vinh dự cao quý nhất cho một kiến trúc sư đang hành nghề, người thể hiện đầy đủ tài năng và lý tưởng trong các tác phẩm của mình, mang lại những đóng góp đáng kể cho nhân loại và môi trường xây dựng thông qua nghệ thuật kiến trúc. Thông qua chia sẻ của Anne Lacaton, người vừa được trao giải Pritzker vào ngày 16/03/2021 các bạn có thể thấy Pritzker cao quý như thế nào

“Một kiến trúc tốt có ý nghĩa là sự cởi mở – cởi mở không chỉ cho cuộc sống này mà còn nâng tầm sự tự do của mỗi người, nơi ai cũng thỏa sức làm điều họ muốn. Kiến trúc không nên chỉ mang tính minh họa hay áp đặt, chính nó phải truyền tải được sự gần gũi quen thuộc, hữu ích, đẹp đẽ, âm thầm hỗ trợ những cuộc sống nhỏ trong đó.”

Đây là giải thưởng cao quý nhất trên thế giới về kiến trúc. Giải thưởng được xem như giải Nobel của ngành kiến trúc. Cùng với huy chương và tiền mặt trị giá 100,000 đô la Mỹ.

2. Các kiến trúc sư đã nhận giải thưởng kiến trúc Pritzker từ năm 1979 – 2022 [update]

Giải thưởng Pritzker là giải thưởng thường niên được trao nhận hàng năm cho các kiến trúc sư còn sống. Dưới đây là danh sách những kiến trúc sư đã nhận được giải thưởng kiến trúc Pritzker được công nhận trên phạm vi toàn thế giới tính từ năm 1979 đến 2022, do Nhà thiết kế nội thất Nguyễn Thế Hòa liệt kê lại:

Năm Kiến trúc sư
nhận giải
Công trình kiến trúc nổi bật
1979 Philip Johnson Glass House (1949)
1980 Luis Barragán Torres de Satélite (1957)
1981 James Stirling Seeley Historical Library (1968)
1982 Kevin Roche Knights of Columbus Building (1969)
1983 Ieoh Ming Pei National Gallery of Art, East Building (1978)
1984 Richard Meier High Museum of Art (1983)
1985 Hans Hollein Abteiberg Museum (1982)
1986 Gottfried Böhm Christi Auferstehung, Cologne (1968)
1987 Kenzō Tange St. Mary’s Cathedral, Tokyo (1964)
1988 Gordon Bunshaft Beinecke Rare Book and Manuscript Library (1963)
1988 Oscar Niemeyer Cathedral of Brasília (1958)
1989 Frank Gehry Walt Disney Concert Hall (2003)
1990 Aldo Rossi Bonnefanten Museum (1990)
1991 Robert Venturi National Gallery, Sainsbury Wing (1991)
1992 Álvaro Siza Vieira Pavilion of Portugal in Expo’98 (1998)
1993 Fumihiko Maki Tokyo Metropolitan Gymnasium (1991)
1994 Christian de Portzamparc French Embassy, Berlin (2003)
1995 Tadao Ando Church of the Light (1989)
1996 Rafael Moneo Kursaal Palace (1999)
1997 Sverre Fehn Norwegian Glacier Museum (1991)
1998 Renzo Piano Kansai International Airport (1994)
1999 Norman Foster Millennium Bridge (London) (2000)
2000 Rem Koolhaas Casa da Música, Porto (2003)
2001 Jacques Herzog & Pierre de Meuron Tate Modern (2000)
2002 Glenn Murcutt Berowra Waters Inn (1983)
2003 Jørn Utzon Sydney Opera House (1973)
2004 Zaha Hadid Contemporary Arts Center (2003)
2005 Thom Mayne San Francisco Federal Building (2007)
2006 Paulo Mendes da Rocha Saint Peter Chapel, Campos do Jordão,
São Paulo (1987)
2007 Richard Rogers Lloyd’s building (1986)
2008 Jean Nouvel Torre Agbar (2005)
2009 Peter Zumthor Therme Vals (1996)
2010 Kazuyo Sejima and Ryue Nishizawa 21st Century Museum of Contemporary Art,
Kanazawa (2003)
2011 Eduardo Souto de Moura Estádio Municipal de Braga (2004)
2012 Wang Shu Ningbo Museum (2008)
2013 Toyo Ito Sendai Mediatheque (2001)
2014 Shigeru Ban Centre Pompidou-Metz (2010)
2015 Frei Otto Olympic Stadium, Munich (1972)
2016 Alejandro Aravena Siamese Towers, Pontifical Catholic
University of Chile (2005)
2017 Rafael Aranda, Carme Pigem,
and Ramón Vilalta
Sant Antoni Library, Barcelona (2008)
2018 B. V. Doshi Indian Institute of Management Bangalore
(1977–1992, multiple phases)
2019 Arata Isozaki Art Tower Mito (1990)
2020 Yvonne Farrell and Shelley McNamara The Grafton Building of Bocconi University (2007)
2021 Anne Lacaton & Jean-Philippe Vassal Latapie House ở Floirac (1993)
2022 Diébédo Francis Kéré Serpentine Pavilion (2017)

3. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà sáng lập Jay A. Pritzker và Tập đoàn Hyatt

Tên của ông được viết đầy đủ là Jay Arthur Pritzker. Sinh vào ngày 26/08/1922 trong một gia đình có 3 anh em, theo đạo Do Thái tại Chicago.

Ngay từ thuở nhỏ, ông đã bộc lộ tài năng của mình khi được nhận vào đại học Chicago mới năm 14 tuổi và đến năm 25 tuổi, ông đã lấy được bằng Tiến sĩ từ Trường Luật của Đại học Northwestern vào năm 1947.

Sự nghiệp của Jay A. Pritzker

Pritzker đã đa dạng hóa công việc kinh doanh của gia đình có trụ sở tại Chicago – sau đó bao gồm công ty luật Pritzker & Pritzker do chú của ông là Harry Nicholas Pritzker điều hành và các khoản đầu tư của cha ông và chú của ông là Jack Nicholas Pritzker – vào công ty cổ phần Tập đoàn Marmon. Cùng với anh trai Robert Pritzker, ông đã xây dựng danh mục đầu tư gồm 60 tập đoàn công nghiệp đa dạng. Ông đã tạo ra chuỗi khách sạn Hyatt vào năm 1957 cùng với anh trai Donald Pritzker và sở hữu hãng hàng không Braniff Airlines từ năm 1983-1988.

Năm 1979, ông đã thành lập Giải thưởng Kiến trúc Pritzker, được coi là giải thưởng cao quý nhất ở lĩnh vực kiến trúc cho đến thời điểm hiện tại.

Năm 1982, ông mua lại Ticketmaster và mở rộng nó trước khi bán 80% với giá hơn 325 triệu đô la cho người đồng sáng lập Microsoft, Paul Allen, vào năm 1993.

Năm 1979, Jay A. Pritzker nhận được Golden Plate của Viện Hàn lâm Hoa Kỳ.

Năm 1996, ông và vợ Cindy nhận Giải thưởng Danh dự của Bảo tàng Xây dựng Quốc gia.

Nhà sáng lập Jay Arthur Pritzker
Nhà sáng lập Jay Arthur Pritzker

Đời tư cá nhân của Pritzker

Pritzker kết hôn với Marian Cindy Friend, con gái của thẩm phán phúc thẩm Illinois Hugo Friend. Họ có với nhau 5 người con và hầu như đều thành đạt cho đến ngày nay. Chỉ thật đáng tiếc cho cô con gái Nancy Pritzker khi được cho là tự sát vào năm 1948.

Ông là nhà từ thiện hàng đầu của Chicago, là một người đàn ông vui tính, coi nhẹ sự giàu có của mình. Pritzker được biết đến với sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro và khả năng thực hiện một pha xử lý với tốc độ ngoạn mục. Giống như những thành viên khác trong gia đình của mình, Pritzker tránh công khai cá nhân.

Ông qua đời hôm thứ Bảy ngày 23/01/1999 tại bệnh viện Northwestern Memorial sau một cơn đau tim nặng.

Tập đoàn Hyatt

Được thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1957 bởi thương gia Jay A. Pritzker. Hyatt là tập đoàn quản lý và nhượng quyền khách sạn đa quốc gia, có trụ sở chính tại Chicago (Mỹ).

Hơn 60 năm phát triển và quản lý gần 1000 khách sạn ở 67 quốc gia, Tập đoàn Hyatt luôn có tên trong bảng xếp hạng top 10 thương hiệu quản lý khách sạn tốt nhất thế giới. Đây cũng là một trong 2 thương hiệu nắm giữ số lượng Branded Residences nhiều nhất toàn cầu.

Trụ sở chính của tập đoàn Hyatt
Trụ sở chính của tập đoàn Hyatt

Năm 1957, Jay A. Pritzker, với sự nhạy bén của mình, ông quyết định mua lại một nhà nghỉ nhỏ mang tên Hyatt House bên cạnh sân bay Quốc tế Los Angeles.

Hai năm tiếp theo anh em nhà Pritzker đã mở liên tiếp 2 khách sạn hạng sang ở gần các sân bay San Francisco và Seattle – Tacoma của Mỹ.

Năm 1962 Hyatt đã phát triển thành một công ty đại chúng quản lý và sở hữu khách sạn ở Bắc Mỹ. Đặc biệt, sự kiện ra đời của khách sạn Hyatt Regency Atlanta vào năm 1967 đánh dấu cột mốc lớn của Hyatt trên thị trường khách sạn tại Mỹ.

Năm 1969 là mốc thời gian quan trọng khi thương hiệu này mở khách sạn đầu tiên ở ngoài nước Mỹ. Từ năm 1972, tập đoàn Hyatt bắt đầu mở rộng tại thị trường châu Á và châu Úc. Trong đó phải kể đến các khách sạn như Grand Hyatt Singapore quy mô 700 phòng (Singapore), Hyatt Regency Delhi (Ấn Độ), Grand Hyatt Shanghai (Trung Quốc); Grand Hyatt Tokyo (Nhật Bản).

Năm 1988, tập đoàn Hyatt chính thức giới thiệu các thương hiệu Hyatt Regency, Grand Hyatt, Park Hyatt và Hyatt Resort & Spa nhằm tạo dựng nét riêng biệt cho các phong cách khách sạn mang thương hiệu Hyatt trên toàn cầu.

Từ năm 1991, Đông Nam Á tiếp tục là địa điểm để Hyatt mở rộng quy mô với việc khai trương 3 khách sạn: Grand Hyatt tại Jakarta, Bangkok và Bali.

Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2020, Hyatt đã có hơn 950 khách sạn trên toàn thế giới.

Ở thị trường Việt Nam, sự thành công của Park Hyatt Saigon, Park Hyatt Phú Quốc, Hyatt Regency Danang Resort & Spa… và sắp tới là Hyatt Regency Ho Tram cũng đang và sẽ góp phần làm tăng sức ảnh hưởng Hyatt trên toàn thế giới.

4. Một số công trình kiến trúc của người đạt giải Pritzker nổi bật nhất

Nhà thờ Ánh sáng – Church of the Light (1989)

Đối với Tadao Ando (đạt giải kiến trúc Pritzker năm 1989), Nhà Thờ Ánh Sáng là một kiến trúc nhị nguyên đồng thời tồn tại những sự đối lập: rắn, đặc/trống rỗng, sáng/tối, mơ hồ/rõ rệt. Chính những cái đối lập đó tạo nên những khoảng trống yên tĩnh trong nhà thờ. Giao điểm của ánh sáng và bức tường vững chắc làm tăng nhận thức về tinh thần và thể xác con người.

Nhà Thờ Ánh Sáng - Church of the Light
Nhà Thờ Ánh Sáng – Church of the Light

Toà nhà Lloyd’s, London, Anh (1986)

Tòa nhà mang đậm chất tương lai của công ty Lloyd’s of London (gọi tắt là Lloyd’s) đã trở thành một trong số ít những công trình kiến trúc hậu hiện đại được liệt kê vào hạng mục Cấp I, đưa nó vào top 2,5% trong tổng số các công trình được liệt kê. Richard Rogers (đạt giải thưởng Pritzker năm 2007) đã thiết kế tòa nhà Lloyd’s để thay thế trụ sở cũ của công ty bảo hiểm Lloyd’s nằm trong trung tâm tài chính của London có từ thời trung cổ. Tòa nhà được hoàn thành vào năm 1986, sau quá trình thi công suốt tám năm, sử dụng hết 33.150 mét khối bê tông, 30.000 mét vuông inốc dùng làm các tấm ghép và 12.000 mét vuông thủy tinh.

Tòa nhà Lloyd's - London - Anh
Tòa nhà Lloyd’s – London – Anh

Nhà hát Sydney Opera House (1959)

Nhà hát Opera Sydney được kiến trúc sư Jorn Utzon thiết kế khởi công năm 1959.

Jorn Utzon sinh ra ở Đan Mạch, là một kiến trúc sư không mấy tên tuổi cho tới tháng 1/1957, khi ông được nêu tên là người chiến thắng trong cuộc thi quốc tế về thiết kế “nhà hát opera quốc gia” trên bán đảo Bennelong Point của Sydney. Với công trình Sydney Opera House, ông đã đạt giải thưởng kiến truc Pritzker Nobel cao quý (Pritzker) năm 2003.

Người Việt gọi đây là Nhà hát Con Sò là một công trình nhà hát tại thành phố Sydney, Úc. Nhà hát có kiến trúc độc đáo hình con sò hay những cánh buồm no gió ra khơi. Đây là công trình kiến trúc độc đáo của Sydney nói riêng và nước Úc nói chung, thu hút nhiều du khách đến thăm.

Công trình kiến trúc đạt giải Pritzker Sydney Opera House
Công trình kiến trúc đạt giải Pritzker Sydney Opera House

5. Tài liệu tham khảo

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về giải thưởng kiến trúc Pritzker, giải thưởng kiến trúc cao quý nhất cho các kỹ sư và kiến trúc sư danh giá suốt từ buổi đầu thành lập cho đến nay. Hy vọng bạn có thể tìm thấy một công trình kì vỹ của một trong những kiến trúc sư trên.

5/5 - (27 bình chọn)
Scroll to Top