Quy trình sản xuất gỗ tre ép tại Việt Nam

Gỗ tre ép là một trong những vật liệu ngành gỗ được yêu thích, ứng dụng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực mới trong những năm gần đây như xây dựng, kiến trúc và nội thất, ẩm thực nhà hàng… Trước những năm 2010, loại vật liệu này được nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản. Về sau này, một số nhà máy ở Việt Nam đã có thể sản xuất được tấm tre ép với nhiều độ dày và quy cách ghép lớp nghiêng dọc khác nhau. Bài viết hôm nay của NTH Design chia sẻ quy trình sản xuất gỗ tre ép đạt chuẩn nhất tại một nhà máy ở Thanh Hóa.

Gỗ tre ép là gỗ gì?

Gỗ tre ép là một loại vật liệu gỗ được tạo ra từ việc cắt các thanh tre mỏng và sắp xếp chúng lại với nhau theo hướng ngang hoặc dọc, sau đó ép chúng lại với nhau dưới áp lực và nhiệt độ cao kết hợp với hóa chất kết dính. Quá trình này tạo ra một loại vật liệu cứng, bền và có khả năng chịu lực tốt hơn so với nguyên liệu tre ban đầu. 

Gỗ tre ép có nhiều ứng dụng trong xây dựng và trang trí nội thất như sàn nhà, bàn, ghế và nhiều sản phẩm khác như khay đĩa đựng thức ăn, rau củ… Nó cũng là một giải pháp thân thiện với môi trường do tre phát triển nhanh và có khả năng tái sinh mạnh mẽ so với các loại cây gỗ thông thường.

Phân loại gỗ tre ép

Có nhiều cách phân loại gỗ tre ép dựa trên các tiêu chí đặc điểm như hướng thanh (nan) tre, màu sắc, chất kết dính, độ dày… Nhưng nhìn chung, có hai loại phổ biến nhất là phân loại gỗ tre ép dựa trên Hướng thanh tre, đó là:

  • Nan tre ép dọc
  • Nan tre ép ngang
  • Nan tre ép vụn, xay nhuyễn hay ép khối

>>> Xem giá tấm tre ép 1m2 x 2m4 tiêu chuẩn tại Trăm Đốt Furniture

Trên thị trường có một loại vật liệu khác từ cây tre có thể bạn có thể đã bắt gặp là Tre Cuốn, như bát tre cuốn, dĩa tre cuốn, hủ tre cuốn… Đây là một dạng khác của gỗ tre ép, mình sẽ viết chi tiết hơn trong bài viết sau.

Phân loại gỗ tre ép
Phân loại gỗ tre ép

Tấm gỗ tre ép dọc (ép nghiêng – ép đứng)

Tấm gỗ tre ép dọc hay ép nghiêng (Vertical) là loại có các thanh nan tre được xếp dọc theo chiều cao của tấm, tạo ra một tấm gỗ lớn có các đường kẻ mảnh và dài.

Tấm gỗ tre ép ngang

Tấm gỗ tre ép ngang (Horizontal): là loại có các thanh tre được xếp theo chiều ngang của tấm, cho ra một tấm gỗ lớn với đường kẻ rộng và ngắn hơn.

Tấm gỗ tre ép khối

Tấm gỗ tre ép khối (Strand-woven): là kết quả của việc kết hợp nhiều mảnh vụn và thanh tre mỏng lại với nhau, tạo nên một vật liệu cực kỳ cứng và bền.

Quy trình sản xuất gỗ tre ép 

Khi nhìn thấy các loại vật dụng như mặt bàn tre ép, sàn tre, thớt tre hoặc các khay tre bạn có thể có câu hỏi rằng làm sao những cây tre thân tròn và rỗng lại có thể trở thành những tấm gỗ rắn chắc như vậy. Dưới đây là quy trình sản xuất gỗ tre ép thanh và ép khối trong một nhà máy ở Thanh Hóa vào một đợt tham quan, khảo sát của tôi vào năm 2016. Đó là hàng loạt các bước từ việc thu hoạch nguyên liệu tre đến việc tạo ra các tấm hoặc sản phẩm gỗ tre hoàn thiện. Dưới đây là một định nghĩa cơ bản và tổng quan về quy trình này:

Quy trình sản xuất ván tre ghép tấm
Quy trình sản xuất ván tre ghép tấm

Bước 1: Thu hoạch nguyên liệu tre gốc

Tre được chọn lựa và thu hoạch khi đạt đến tuổi thích hợp, thường là sau 4-6 năm để đảm bảo cứng và chắc.

Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu tre ép

Các cây tre thu hoạch được loại bỏ vỏ, rửa sạch, và chia thành các thanh hoặc mảnh nhỏ.

Bước 3: Làm sạch nguyên liệu tre

Các thanh tre sau khi đã được chia cắt sẽ được ngâm trong nước để loại bỏ tạp chất và các chất độc hại.

Bước 4: Sấy khô 

Thanh tre sau khi đã được làm sạch sẽ được sấy trong các lò sấy hoặc dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ hơi nước. Điểm đặc biệt trong quá trình này là bạn có thể có được màu sắc đặc biệt tươi sáng hoặc sẫm tối với thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bước 5: Xử lý nhiệt

Để giảm thiểu khả năng bị nấm mốc và côn trùng tấn công, thanh tre sẽ được xử lý bằng nhiệt.

Bước 6: Kết dính và ép

  • Thanh tre sau đó sẽ được xếp chồng lên nhau, hoặc kết hợp với nhau dưới dạng mảnh vụn.
  • Sử dụng hóa chất kết dính để kết nối các thanh tre hoặc mảnh vụn tre lại với nhau.
  • Dùng máy ép để tạo ra tấm gỗ tre dưới áp lực và nhiệt độ cao.

Bước 7: Hoàn thiện

Tấm gỗ tre sau khi đã ép xong sẽ được xử lý nhiệt một lần nữa (nếu cần thiết), sau đó được cắt, mài và tráng phủ để tạo ra sản phẩm hoàn thiện.

Bước 8: Kiểm tra chất lượng

Trước khi đưa ra thị trường, sản phẩm gỗ tre ép sẽ được kiểm tra chất lượng, độ ẩm, độ cứng và các tiêu chuẩn khác.

Theo thang chấm điểm độ cứng của Janka, Gỗ tre ép khối thường có độ cứng và độ bền cao hơn so với gỗ tre ép thanh do quá trình sản xuất và cấu trúc của nó. Cả hai quy trình trên đều cần đảm bảo sử dụng hóa chất kết dính an toàn, không gây hại cho sức khỏe và môi trường.

Như vậy, quy trình sản xuất gỗ tre ép là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chú ý và cẩn thận ở mỗi bước để đảm bảo chất lượng và tính bền vững của sản phẩm. Hy vọng bài viết chia sẻ bên trên đã giúp bạn hiểu thêm về vật liệu gỗ tre ép, từ đó ứng dụng mang lại những giá trị thiết thực cho cuộc sống ngày nay.

5/5 - (1 bình chọn)
Lên đầu trang