Kim Cương Diamond – Viên đá quý Tháng 4

Kim cương – Một loại đá quý, được xếp vào hàng cực phẩm trên thế giới mà không ai là không biết giá trị của nó, chính là Kim Cương. Với thành phần hóa học đặc trưng và cấu trúc tinh thể của kim cương khiến nó trở thành một thành viên độc nhất của vương quốc khoáng vật. Bên cạnh ứng dụng làm trang sức đắt tiền, Kim cương còn được sử dụng như một vật phẩm phong thủy hợp mệnh với tất cả các mệnh ngũ hành bởi tính đa dạng màu sắc của nó, thích hợp cho những người khuyết mệnh ngũ hành thay đổi vận mệnh của mình. Bài viết hôm nay chia sẻ đến các bạn về loại đá quý có giá trị cao nhất thế giới này.
Xem nhanh:

Đá quý có giá trị cao Kim Cương
Đá quý có giá trị cao Kim Cương

Kim Cương là gì?

Là một loại đá quý có cấu trúc tinh thể của Carbon, trong suốt, có độ cứng cao và khả năng khúc xạ cực tốt nên được ứng dụng nhiều nhất trong công nghiệp và kim hoàn

Đá Kim cương tên tiếng Anh là gì?

Kim cương trong tiếng Anh có tên là Diamond /ˈdaɪə.mənd/

Đá Kim cương có màu gì?

Một cấu trúc tinh thể nguyên chất sẽ làm cho viên kim cương không màu. Tuy nhiên, trong tự nhiên không có một viên kim cương nào là hoàn hảo. Những viên kim cương có điểm màu thấp hoặc thật cao đều được xem là hiếm có và có giá trị cao ngất ngưởng.

Những màu thường gặp là vàng, hồng, xanh dương, xanh lá cây, đỏ, nâu… Trong đó, loại màu vàng, nâu là rẻ nhất. Nếu có viên kim cương hơi hồng hoặc xanh lam thì giá trị đã cao hơn rất nhiều.

Nơi khai thác đá Aquamarine trên thế giới

Khoảng 49% kim cương được khai thác ở Trung PhiNam Phi, mặc dầu một số lượng lớn kim cương cũng được tìm thấy ở Canada, Ấn Độ, Nga, Brasil, Úc. 

Hầu hết chúng được khai thác ở những miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất nơi mà áp suất và nhiệt độ cao làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể

Việc khai thác kim cương cũng là tiền đề của những cuộc chiến tranh chấp ở cấp quốc gia, khu vực.

Chỉ khoảng 20% sản lượng kim cương trên thế giới được dùng để chế tác đồ trang sức, 80% kim cương kém phẩm chất hơn được sử dụng trong công nghiệp và các ứng dụng nghiên cứu.

Nguồn gốc đá Kim Cương

Những viên kim cương sớm nhất được tìm thấy ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, mặc dù viên kim cương trẻ nhất trong số này được hình thành cách đây 900 triệu năm. Phần lớn những viên đá ban đầu này được vận chuyển dọc theo mạng lưới các tuyến đường thương mại kết nối Ấn Độ và Trung Quốc, thường được gọi là Con đường Tơ lụa. Vào thời điểm được phát hiện, kim cương được đánh giá cao vì độ cứng và độ sáng của chúng, cũng như khả năng khúc xạ ánh sáng và khắc kim loại.

Kim cương được dùng làm đồ trang sức, dùng làm công cụ cắt, dùng như một lá bùa hộ mệnh để xua đuổi ma quỷ và được cho là có tác dụng bảo vệ trong trận chiến. Trong Thời kỳ Hắc ám, kim cương cũng được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ y tế và được cho là có thể chữa bệnh và chữa lành vết thương khi ăn phải.

Cho đến thế kỷ 18, Ấn Độ được cho là nguồn duy nhất của kim cương. Khi các mỏ kim cương ở Ấn Độ cạn kiệt, công cuộc tìm kiếm các nguồn thay thế bắt đầu. Mặc dù mỏ quặng nhỏ đã được tìm thấy ở Brazil vào năm 1725, nhưng nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu của thế giới.

Lịch sử hình thành và nguồn gốc của Kim Cương
Lịch sử hình thành và nguồn gốc của Kim Cương

Năm 1866, cậu bé 15 tuổi Erasmus Jacobs đang khám phá bờ sông Orange thì bắt gặp thứ mà cậu nghĩ là một viên sỏi bình thường, nhưng hóa ra lại là một viên kim cương 21,25 carat. Năm 1871, một viên kim cương khổng lồ nặng 83,50 carat được khai quật trên một ngọn đồi nông có tên là Colesberg Kopje.

Những phát hiện này đã khiến hàng nghìn người tìm kiếm kim cương đổ xô đến khu vực và dẫn đến việc khai trương hoạt động khai thác quy mô lớn đầu tiên được gọi là Mỏ Kimberly.

Nguồn kim cương mới được phát hiện này đã làm tăng đáng kể nguồn cung kim cương trên thế giới, dẫn đến giá trị của chúng giảm đáng kể. Giới thượng lưu không còn coi kim cương là một thứ quý hiếm nữa, và bắt đầu thay thế loại đá “thông thường” này bằng các loại đá quý có màu. Ngọc lục bảo, hồng ngọc và ngọc bích trở thành những lựa chọn phổ biến hơn để làm đá nhẫn đính hôn trong giới thượng lưu.

Năm 1880, Cecil John Rhodes, người Anh, thành lập Công ty TNHH Mỏ hợp nhất De Beers với nỗ lực kiểm soát nguồn cung kim cương. Mặc dù DeBeers đã thành công trong nỗ lực kiểm soát nguồn cung kim cương, nhưng nhu cầu về loại đá này rất yếu. Đến năm 1919, kim cương bị mất giá gần 50%

Kim cương còn được gọi là chúa tể các loại đá quý

Công dụng và Ý nghĩa của Kim Cương

Trong khoa học công nghiệp hiện đại

Ngành công nghiệp sử dụng kim cương có từ rất lâu vì tính chất cứng rắn của chúng. Nó là khoáng vật có giá trị cao nhất trong hơn 3.000 mẫu khoáng vật mà con người biết đến. 

Vì là vật chất cứng rắn nhất trong thiên nhiên, kim cương được dùng để đánh bóng, cắt mọi bề mặt, ngay cả một viên kim cương khác. 

Các ngành công nghiệp thông thường dùng kim cương như là một mũi khoan, lưỡi cưa hay bột mài. Một ứng dụng rất có triển vọng là làm chất bán dẫn: một số viên kim cương có màu xanh lam chính là chất bán dẫn thiên nhiên, trái ngược với các loại kim cương có màu khác là những chất cách điện tốt. 

Những viên kim cương nhân tạo dùng trong công nghiệp không phù hợp với việc làm trang sức nhưng có ưu điểm là làm giảm giá thành sản phẩm. Ngay từ thời cổ đại người ta đã biết dùng kim cương làm các mũi khoan và làm dụng cụ khắc chữ.

Trong lĩnh vực kim hoàn

Độ cứng của kim cương cũng khiến cho nó phù hợp hơn với vai trò của một món trang sức. Bởi vì nó chỉ có thể bị làm trầy bởi một viên kim cương khác nên nó luôn luôn sáng bóng qua thời gian. 

Khác với những loại đá quý khác chỉ có thể mang vào những dịp đặc biệt, kim cương phù hợp với trang phục thường ngày vì chúng rất khó bị trầy xước. Do đó, trên những chiếc nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới, người ta thường đính kim cương lên, và những tập đoàn nữ trang hàng đầu thế giới vẫn luôn hô hào khẩu hiệu “diamonds are forever” để quảng cáo rầm rộ cho trang sức đính kim cương.

Theo quan niệm tinh thần

Tương tự các loại đá quý khác, Kim cương cũng được xem là một trong những loại đá mang ý nghĩa tâm linh cao nhất.

  • Kim cương giúp xua đuổi những giấc mơ xấu, chống lại chứng bệnh hoang tưởng (hypochondria).
  • Nhẫn kim cương còn trợ giúp khi sinh nở, vì vậy mà kim cương còn được coi là biểu tượng cho tình mẫu tử.
  • Trong chiêm tinh của Ấn Độ, người ta tin rằng loại đá quý này bảo vệ tránh khỏi phép xấu của phù thủy và đạo sĩ bởi nó được coi là loại đá chú đạo gắn kết con người với sức mạnh vũ trụ.

Một số trang sức bằng đá Aquamarine

Kim cương là loại đá quý có giá trị cao, cũng như được biết đến với độ cứng tuyệt đó hoàn hảo, đạt điểm 10/10 – theo thang độ cứng Mohs. Vì vậy, nó được dùng để làm một số loại trang sức như vòng tay, mặt dây chuyền, nhẫn đính đá Aquamarine, bông tai…

Vòng tay Kim Cương

Vòng tay bằng vàng đính kim cương
Vòng tay bằng vàng đính kim cương

Nhẫn đính đá Kim cương

Nhẫn Kim cương - Diamond Ring
Nhẫn Kim cương – Diamond Ring

Bông tai Kim cương

Bông tai đính Kim Cương
Bông tai đính Kim Cương

Đá Kim Cương phong thủy

Ý nghĩa phong thủy của kích thước viên kim cương

Điều đặc biệt ở Kim cương là kích thước của nó cũng là một yếu tố phong thủy mà nhiều người mua kim cương rất lưu ý.Theo quan niệm dân gian và phong thủy:

  •  Số 5 (Sinh) mang lại sức mạnh quyền uy và sự thăng tiến, sinh sôi.
  • Số 6 (Lộc) mang ý nghĩa là Lộc là con số tượng trưng cho may mắn.
  • Số 8 (Phát) mang ý nghĩa tài lộc rộng mở, công việc thuận buồm xuôi gió.
  • Số 9 (Cửu) tượng trưng cho sự vĩnh cửu, an lành và hạnh phúc. 

Kích thước các viên kim cương cũng được ưu tiên chế tác và chọn mua theo những con số này để mang lại may mắn. Đó là lý do bạn thường thấy các viên kim cương có kích thước 6.6mm hay 6.8mm. Ngoài ra, còn có các kích thước là có tổng các số là 9 như: 5.4mm, 6.3mm, 7.2mm, 8.1mm…

Ý nghĩa màu sắc của Kim cương phong thủy

Kim cương thông thường không suốt nhưng hơi nhạt hoặc không màu. Chỉ rất hiếm các viên kim cương có màu sắc đặc biệt và những viên này cũng có giá trị rất cao. Màu sắc của kim cương cũng chính là một yếu tố quan trọng trong phong thủy.

Đá Kim Cương hợp mệnh gì?

Những viên kim cương không màu được xem là biểu trưng cho nguyên tố thủy tổ KIM trong Ngũ hành. Vì vậy những người mệnh KIM hay mệnh THỦY sẽ rất hợp đeo kim cương không màu. Điều này giúp tăng may mắn, tài lộc và xua đuổi vận rủi cho gia chủ.

Bên cạnh đó, nếu may mắn sở hữu những viên kim cương màu đặc trưng như vàng, xanh, đỏ, hồng… bạn cũng có thể tận dụng để đeo hay cất giữ, tùy thuộc vào bản mệnh của gia chủ và yếu tố tương sinh, tương khắc theo ngũ hành.

Kim cương Diamond là đá tháng mấy?

Trong bài “Đá quý tháng sinh theo cung Hoàng đạo Zodiac” tôi có chia sẻ, thì Kim cương là viên đá tượng trưng cho Tháng 4, nên đá Diamond còn gọi là Đá tháng 4.

Ngoài ra, nó cũng là viên đá tượng trưng cho hai cung Bạch Dương (Aries) và Kim Ngưu (Taurus)trong cung hoàng đạo Zodiac.

Kim cương được coi là viên đá kỷ niệm 60 năm và 75 ngày cưới

NGÀY CUNG ZODIAC ĐÁ THÁNG SINH
April 1 Aries Diamond
April 2 Aries Diamond
April 3 Aries Diamond
April 4 Aries Diamond
April 5 Aries Diamond
April 6 Aries Diamond
April 7 Aries Diamond
April 8 Aries Diamond
April 9 Aries Diamond
April 10 Aries Diamond
April 11 Aries Diamond
April 12 Aries Diamond
April 13 Aries Diamond
April 14 Aries Diamond
April 15 Aries Diamond
April 16 Aries Diamond
April 17 Aries Diamond
April 18 Aries Diamond
April 19 Aries Diamond
April 20 Taurus Diamond
April 21 Taurus Diamond
April 22 Taurus Diamond
April 23 Taurus Diamond
April 24 Taurus Diamond
April 25 Taurus Diamond
April 26 Taurus Diamond
April 27 Taurus Diamond
April 28 Taurus Diamond
April 29 Taurus Diamond
April 30 Taurus Diamond

Tiêu chuẩn 4C của Kim Cương theo tổ chức GIA

GIA là tên viết tắt của Gemological Institute of America, một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên nghiên cứu và giáo dục trong lĩnh vực đá quý và nghệ thuật trang sức có trụ sở tại California, Hoa Kỳ.

Tiêu chuẩn 4C được GIA đưa ra nhằm đánh giá chất lượng của bất kỳ một viên đá quý nào có mặt trên trái đất này. Theo đó, các chữ C có ý nghĩa sau:

Tiêu chuẩn Clarity – Độ tinh khiết Kim cương

Độ tinh khiết của kim cương bị ảnh hưởng bởi bất kỳ đặc điểm bên ngoài và bên trong nào do tự nhiên tạo ra khi viên kim cương được hình thành hoặc do quá trình cắt gọt.

Tiêu chuẩn Carat – Trọng lượng Carat của Kim cương

Trọng lượng carat đo trọng lượng và kích thước của viên kim cương. Bởi vì kim cương lớn rất hiếm, chúng thường có giá trị lớn hơn trên mỗi carat.

Viên kim cương lớn nhất thế giới có trọng lượng là 3.106 carat

Tiêu chuẩn đánh giá giá trị và chất lượng Kim Cương
Tiêu chuẩn đánh giá giá trị và chất lượng Kim Cương

Tiêu chuẩn Color – Màu sắc của kim cương

Trong khi những viên kim cương phổ biến nhất là không màu, thì kim cương có mọi màu trong quang phổ. Các loại màu kim cương được xác định bởi các chuyên gia trong những trường hợp lý tưởng, một tình huống hiếm khi được sao chép bên ngoài phòng thí nghiệm. Chọn một viên kim cương dựa trên sự hấp dẫn của nó đối với bạn, thay vì dựa trên thang màu kỹ thuật.

Tiêu chuẩn Cut – Giác cắt kim cương

Mỗi viên kim cương đều được cắt theo tiêu chuẩn rất chính xác. Đường cắt là một trong những yếu tố chất lượng quan trọng nhất của kim cương, vì nó ảnh hưởng đến các đặc tính vật lý và quang học của kim cương, như độ sáng – cách kim cương phản chiếu ánh sáng.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại Kim Cương Diamond. Chúc các bạn tìm được món trang sức đính đá Kim cương đẹp nhất, hợp phong thủy nhất cho mình.

5/5 - (2 bình chọn)
Scroll to Top