Khám phá 5 nguyên tố thủy tổ phong thủy tạo thành vũ trụ

Bạn đọc nếu đang thực hành việc tạo ra phong thủy tốt cho bản thân mình thì ắt hẳn không còn xa lạ với 5 nguyên tố thủy tổ của phong thủy. Còn đối với những bạn đọc mới bắt đầu thì ít có ai hiểu rõ các nguyên tố thủy tổ này trong phong thủy một cách rõ ràng cũng như cách vận dụng triệt để sức mạnh của nó mang lại cho cuộc sống này. Trong phạm vi bài viết hôm nay, NTH Designer xin được chia sẻ cùng bạn đọc về chủ đề bí ẩn này.
Nội dung chính:

1. Ngũ hành và sự ra đời của 5 nguyên tố thủy tổ phong thủy

Ngũ Hành là gì?

Theo triết học cổ Trung Hoa cổ xưa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土). 

Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành (五行).

Không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng như Kim là kim loại, Hỏa là lửa, Mộc là cây cối, Thổ là đất đai, Thủy là nước, mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất.

Ngũ hành là một học thuyết căn bản đủ để diễn tả các quy luật vận động tối thiểu trong vũ trụ. Năm trường khí vận động chuyển hóa tương tác sinh phù áp chế mà tạo ra sự tiến hóa theo quy tắc Tương Sinh và Tương Khắc.

2. Các thuộc tính của 5 yếu tố phong thủy

Thuộc tính ngũ hành yếu tố KIM

Hành Kim bao gồm các yếu tố thể rắn cùng với sức chứa dựng của kim loại. Đặc trưng tiêu biểu nhất của hành Kim là sự truyền dẫn. Với trạng thái tích cực, Kim truyền dẫn mọi thứ từ thông tin, ý tưởng của vạn vật một cách nhanh chóng, chi tiết một cách sắc sảo. Nhưng ngược lại, hành Kim sẽ truyền dẫn sự hủy hoại, mệt mỏi nếu ở trạng thái tiêu cực. 

Nguyên tố thủy tổ phong thủy KIM
Nguyên tố thủy tổ phong thủy KIM

Tính cách của người mang yếu tố Kim

Người mệnh Kim thường có tính cách độc đoán, cương quyết, tham vọng và rất có ý chí theo đuổi mục tiêu đã định sẵn. Ngoài ra, một trong những điều khiến họ có danh vọng là do tính tự chủ, độc lập cao và cực kỳ nghiêm túc. 

Nạp âm người Hành Kim (mệnh Kim)

  • Sa Trung Kim, tức là vàng trong cát.
  • Kim Bạc Kim, mang nghĩa là vàng pha kim khí trắng.
  • Hải Trung Kim, dịch ra là vàng trong biển.
  • Kiếm Phong Kim, mang ý nghĩa là vàng ở mũi kiếm.
  • Bạch Lạp Kim có nghĩa là vàng trong nến trắng.
  • Thoa Xuyến Kim, tức là vàng làm đồ trang sức.

Giải nghĩa các nạp âm  ngũ hành Kim TẠI ĐÂY

Thuộc tính ngũ hành yếu tố THỦY

Đại diện tiêu biểu của hành Thủy là mùa đông nước. Với trạng thái tích cực, Thủy mang đến sự hỗ trợ, nâng đỡ một cách bài bản. Nhưng với trạng thái tiêu cực, Thủy có xu hướng đem lại sự hao mòn, kiệt quệ, liên hệ với cảm xúc là sự sợ hãi, hoang mang.

Nguyên tố thủy tổ phong thủy THỦY
Nguyên tố thủy tổ phong thủy THỦY

Tính cách của người mang yếu tố Thủy

Người thuộc hành Thủy nhìn chung có tính cách rất khôn ngoan, biết nắm bắt tâm lý và thuyết phục người khác nên rất giỏi trong việc giao tiếp, thương lượng.

Nạp âm người Hành Thủy (mệnh Thủy)

  • Thiên Hà Thủy, mang nghĩa là nước ở trên trời.
  • Đại Khê Thủy, có nghĩa là nước dưới khe lớn.
  • Đại Hải Thủy, tức là nước đại dương.
  • Giản Hạ Thủy, nghĩa là nước dưới khe.
  • Tuyền Trung Thủy, nghĩa là nước giữa dòng suối.
  • Trường Lưu Thủy, nghĩa là nước chảy thành dòng lớn.

Giải nghĩa các nạp âm  ngũ hành Thủy TẠI ĐÂY

Thuộc tính ngũ hành yếu tố MỘC

Ngũ hành Mộc thường được nhìn nhận dưới hình tượng cây cối và sẽ mang đặc trưng mềm dẻo nếu thuộc khí âm và mang tính chất cứng rắn như gỗ nếu thuộc khí dương. Ngoài ra, với mục đích lành, mộc sẽ đại diện cho sự chống đỡ nhưng chắc nhưng với mục đích dữ sẽ đại diện cho hình tượng ngọn giáo mang hướng tấn công.

Nguyên tố thủy tổ phong thủy MỘC
Nguyên tố thủy tổ phong thủy MỘC

Tính cách của người mang yếu tố Mộc

Người thuộc mệnh Mộc thường có tính cách ôn hòa, và rất năng nổ, nhiệt huyết và có nhiều ý tưởng sáng tạo nên được nhiều người xung quanh yêu mến. Người này được đánh giá rất nhiệt thành và nhiều ưu điểm kể trên, còn theo khía cạnh tiêu thì này thường thiếu kiên nhẫn và hơi bốc đồng.

Nạp âm người Hành Mộc (mệnh Mộc)

  • Bình Địa Mộc, tức là cây ở đồng bằng.
  • Tang Đỗ Mộc, có nghĩa là gỗ cây dâu.
  • Thạch Lựu Mộc, dịch ra là gỗ cây thạch lựu.
  • Đại Lâm Mộc, có ý nghĩa là cây trong rừng lớn.
  • Dương Liễu Mộc, được hiểu là gỗ cây dương liễu.
  • Tùng Bách Mộc, mang ý nghĩa là gỗ cây tùng bách.

Giải nghĩa các nạp âm  ngũ hành Mộc TẠI ĐÂY

Thuộc tính ngũ hành yếu tố HỎA

Đại diện tiêu biểu của hành Hỏa là mùa hè, lửa hay sức nóng. Với trạng thái tích cực, Hỏa mang lại ánh sáng, sự ấm áp hay sự công bằng và danh dự. Nhưng với khía cạnh tiêu cực, Hỏa có xu hướng đem lại sự bạo lực, gây gổ hay chiến tranh.

Nguyên tố thủy tổ phong thủy HỎA
Nguyên tố thủy tổ phong thủy HỎA

Tính cách của người mang yếu tố Hỏa

Nhìn chung, người mệnh Hỏa có tố chất lãnh đạo, hiểu biết, trực giác mạnh mẽ và rất khôn ngoan. Tuy nhiên họ lại có phần bốc đồng, nóng tính, khó giấu được cảm giác thất vọng.

Nạp âm người Hành Hỏa (mệnh Hỏa)

  • Sơn Hạ Hỏa, tức là lửa dưới chân núi.
  • Phúc Đăng Hỏa, hiểu là lửa ngọn đèn.
  • Thiên Thượng Hỏa, dịch ra có nghĩa là lửa trên trời
  • Lư Trung Hỏa, mang ý nghĩa là lửa trong lò.
  • Sơn Đầu Hỏa, tức là lửa trên núi.
  • Tích Lịch Hỏa, hiểu ra là lửa sấm sét.

Giải nghĩa các nạp âm  ngũ hành Hỏa TẠI ĐÂY

Thuộc tính ngũ hành yếu tố THỔ

Đại diện tiêu biểu của hành Thổ là môi trường trú ẩn, tồn tại và phát triển của các sinh vật ký sinh. Với trạng thái tích cực, Thổ mang lại sự thông minh và tính bản năng; nhưng với khía cạnh tiêu cực, Hỏa có xu hướng đem lại sự chán nản, ngột ngạt vô cớ.

Nguyên tố thủy tổ phong thủy THỔ
Nguyên tố thủy tổ phong thủy THỔ

Tính cách của người mang yếu tố Thổ

Được đánh giá chung là rất đôn hậu, kiên trì, sống nội tâm và là một chỗ dựa tương trợ quan trọng của những người xung quanh. Tuy nhiên, họ hay nhận phần thiệt về mình và có xu hướng chịu đựng một mình.

Nạp âm người Hành Thổ (mệnh Thổ)

  • Bích Thượng Thổ, nghĩa là đất trên vách.
  • Đại Trạch Thổ, tức là đất thuộc 1 khu lớn.
  • Sa Trung Thổ, nghĩa là đất lẫn trong cát.
  • Lộ Bàng Thổ, hiểu là đất ven đường.
  • Ốc Thượng Thổ, tức là đất trên nóc nhà.
  • Thành Đầu Thổ, có ý nghĩa là đất trên mặt thành.

Giải nghĩa các nạp âm  ngũ hành Thổ TẠI ĐÂY

Quy luật vận hành của 5 nguyên tố thủy tổ phong thủy
Quy luật vận hành của 5 nguyên tố thủy tổ phong thủy

3. Quy luật tương sinh của 5 nguyên tố thủy tổ phong thủy

Như đã trình bày trong rất nhiều bài viết, các yếu tố thủy tổ phong thủy không tồn tại độc lập, riêng rẽ, mà tất cả đều nằm trong những mối quan hệ gắn bó mật thiết. Tương sinh trong ngũ hành có nghĩa là vật này có tác dụng thúc đẩy, nâng đỡ và giúp vật kia phát triển và đây là mối quan hệ hai chiều, tạo nên sự cộng hưởng, nương tựa lẫn nhau để cũng tồn tại. Nội dung cụ thể của quy luật tương sinh như hình sau:

Mộc sinh Hỏa

Mộc chính là nguyên liệu của Hỏa, cây khô (hành Mộc) khi bị đốt cháy sẽ sinh ra lửa(hành Hỏa).

Hỏa sinh Thổ

Hỏa biến mọi thứ thành Thổ, lửa (hành Hỏa) có thể đốt cháy vật chất, biến nó thành tro bụi và trở về, hòa quyện lại với đất (hành Thổ).

Thổ sinh Kim

Thổ là môi trường lưu giữ Kim, trong thực tế, mọi kim loại (hành Kim) đều nằm dưới mặt đất và phải được khai thác qua các tầng lớp đất (hành Thổ) để lấy được chúng.

Kim sinh Thủy

Kim có thể biến thành yếu tố Thủy ,kim loại (hành Kim) khi được nung chảy ở nhiệt độ thích hợp sẽ chuyển từ dạng rắn sang lỏng (hành Thủy).

Thủy sinh Mộc

Thủy giúp mộc tăng trưởng và phát triển; cây cối, thực vật (hành Mộc) cần có nước (hành Thủy) để duy trì sự sống, tăng trưởng và phát triển.

4. Quy luật tương khắc của 5 nguyên tố thủy tổ phong thủy

Tương khắc trong ngũ hành ám chỉ sự cản trở, khắc chế sự phát triển lẫn nhau của các 5 yếu tố thủy tổ phong thủy. Tương khắc kết hợp với tương sinh làm cân bằng hệ vật chất và duy trì được sự cân bằng này sẽ đem lại một trạng thái tối ưu nhất cho sự tồn tại và vận động của vũ trụ. Nguyên lý cụ thể của quy luật này được biểu thị trong ảnh sau:

Thủy khắc Hỏa

Hiểu đơn giản nhất là lửa (hành Hỏa) dễ bị nước (hành Thủy) dập tắt.

Hỏa khắc Kim

Kim loại (hành Kim) sẽ bị nung chảy ở nhiệt độ thích hợp  bởi lửa (hành Hỏa).

Kim khắc Mộc

Các loại dụng cụ sắc bén như dao hay vũ khí được làm bằng kim loại (hành Kim) có thể được dùng để chặt đổ, phá hủy cây cối (hành Mộc).

Mộc khắc Thổ

Cây cối (hành Mộc) hút nước và các chất dinh dưỡng cần thiết có trong đất (hành Thổ) để sinh trưởng và phát triển làm đất trở nên nghèo nàn, kiệt quệ.

Thổ khắc Thủy

Đất ( hành Thổ) ngăn chặn dòng chảy (hành Thủy), làm giảm tốc độ chảy của nước và làm nước bị hút vào lòng đất.

5. Quy luật phản sinh của 5 nguyên tố thủy tổ phong thủy

Quy luật ngũ hành phản sinh là một hệ quả của quy luật ngũ hành tương sinh. Theo đó, các yếu tố tử phát triển quá mạnh mẽ của yếu tố mẫu làm nảy sinh các vấn đề liên quan, làm phản tác dụng vốn có của tương sinh, mất sự cân bằng trong ngũ hành, nếu trình trạng này duy trì quá lâu có thể dẫn đến diệt vong. Lý giải cụ thể như sau:

Kim bị suy yếu bởi Thổ

Đất (hành Thổ) là nơi ẩn chứa kim loại (hành Kim), nhưng nếu đất quá tốt, lớp đất quá dày sẽ vùi lấp kim loại sâu hơn, gây khó khăn trong việc tìm kiếm và khai thác để sử dụng.

Thổ bị suy yếu bởi Hỏa

Lửa (hành Hỏa) giúp đốt vật chất về với cát bụi (hành Thổ) nhưng lửa bốc cháy quá mạnh mẽ và dữ dội sẽ thiêu rụi luôn cả đất.

Hỏa bị suy yếu bởi Mộc

Cây cối là nguyên liệu của lửa, tuy nhiên, nếu cây cối quá nhiều sẽ khiến lửa bốc cháy không thể cản nổi, dẫn đến hiện tượng phá hủy , gây ảnh hưởng đến các yếu tố vật chất khác và quan trọng là đe dọa tính mạng con người.

Mộc bị suy yếu bởi Thủy

Nước (hành Thủy) giúp cây cối (hành Mộc) sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, lượng nước quá nhiều khiến cây bị úng nước và các hiện tượng lũ lụt cò khiến cây cối bị cuốn trôi.

Thủy bị suy yếu bởi Kim

Dù kim loại khi bị nung chảy sẽ biến thành dạng lỏng nhưng nếu qua nhiều kim tồn tại ở dạng này sẽ khiến nước không còn trong, vì nước là yếu tố ảnh hưởng đến mọi vật chất nên khi bị đục sẽ gây ra nhiều hệ quả khác như con người thiếu nước sạch để uống,…

6. Quy luật phản khắc của 5 nguyên tố thủy tổ phong thủy

Tương tự quy luật phản sinh, quy luật phản khắc là một nguyên lý phát sinh do hệ quả của quy luật tương khắc. Theo đó, nếu các nó khắc quá mạnh, phát triển quá dữ dội sẽ khiến nó bị phản tác dụng. Nguyên lý này được lý giải cụ thể như sau:

Mộc làm suy yếu Kim

Cây quá lớn và cứng cáp sẽ khiến dao sử dụng để cưa nó bị cùn lại hoặc bị gãy.

Thổ làm suy yếu Mộc

Cây cối hút nước và chất dinh dưỡng trong đất khiến nó trở nên kiệt quệ và nghèo nàn, tuy nhiên nếu tầng lớp đất dày, tươi tốt quá mức có thể khiến cây cối bị tình trạng dư chất dinh dưỡng, dẫn đến “bội thực” và suy yếu.

Thủy làm suy yếu Thổ

Đất làm cản dòng chảy của nước nhưng nếu dòng chảy quá mạnh sẽ cuốn đất đi theo gây ra sạt lở, xói mòn đất.

Hỏa làm suy yếu Thủy

Nước là yếu tố dập tắt lửa nhưng nếu lửa quá mạnh, nước sẽ bị bốc hơi dần và bị lửa làm cạn  kiệt trước khi dập dắt được nó.

Kim làm suy yếu Hỏa

Lửa là yếu tố làm nung chảy kim loại nhưng với những kim loại quá mạnh, nhiệt độ không đủ để tác động có thể bị kim loại dập tắt ngược lại.

7. Ứng dụng các quy luật trên cho người có mệnh khuyết Ngũ hành

Tại sao có mệnh khuyết ngũ hành?

Thực tế trong bản mệnh mỗi con người đều có 5 yếu tố ngũ hành, tuy nhiên tỷ lệ của chúng sẽ khác nhau do thời điểm sinh như Giờ, Ngày, Tháng, Năm của mỗi người là không giống nhau. Sẽ có những bản mệnh có đầy đủ 5 ngũ hành, cũng có những bản mệnh bị thiếu từ một đến hai ngũ hành. Nên mới có khái niệm là MỆNH KHUYẾT NGŨ HÀNH.

Người mang Mệnh khuyết phong thủy thường gặp khó khăn
Người mang Mệnh khuyết phong thủy thường gặp khó khăn

Sự thiếu khuyết này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc, tình cảm và tính cách của mỗi người. Vì mỗi ngũ hành đều có ý nghĩa, tính chất, đặc điểm riêng, nó đại diện cho từng khía cạnh trong cuộc sống của chính bạn.

Mệnh khuyết ngũ hành KIM

Người có mệnh khuyết ngũ hành Kim, thì các đặc tính trên sẽ mất đi hoặc chuyển sang trạng thái tiêu cực. Điều này ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định và dễ bỏ qua những cơ hội trong công việc, cuộc sống.

Mệnh khuyết ngũ hành THỦY

Cung mệnh khuyết thiếu ngũ hành Thuỷ sẽ thiếu sự uyển chuyển, hơi khô cứng và khó khăn trong việc giao tiếp. Họ chỉ có tầm nhìn ngắn hạn và dễ hành động vội vàng, không lường trước hậu quả.

Mệnh khuyết ngũ hành MỘC

Người có mệnh khuyết ngũ hành Mộc sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát triển bản thân, sự bao dung và sự tự tin. Sự thiếu tự tin sẽ là nguyên nhân cản trở mọi cơ hội thành công của bản mệnh.

Mệnh khuyết ngũ hành HỎA

Người khuyết mệnh ngũ hành Hỏa thì bản mệnh sẽ thiếu sự năng nổ, hoạt bát và thiếu sự may mắn trong kinh doanh. Họ thiếu sức sống, thiếu nhiệt huyết trong công việc và chuyện tình cảm gặp nhiều trắc trở.

Mệnh khuyết ngũ hành THỔ

Nếu khuyết ngũ hành Thổ thì bản mệnh khó có sự ổn định, vững vàng, chắc chắn; họ dễ bị lung lay, hay thay đổi, không giữ được sự tích luỹ cho riêng mình.

Vậy làm cách nào để cải vận mệnh của người khuyết ngũ hành? Đây cũng chính là câu hỏi chính mà các nhà phong thủy luôn luôn tìm kiếm lời giải trong hàng ngàn năm qua. Trong bài viết sau, NTH Designer sẽ chia sẻ cho bạn cách làm cụ thể.

8. Liên hệ giữa các nguyên tố thủy tổ phong thủy với các lĩnh vực khác

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, 5 nguyên tố thủy tổ của phong thủy được người đời ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống, cho dù là Tây Phương hay Đông Phương. Dưới đây là một số lĩnh vực được gán vào 5 yếu tố ngũ hành mà tôi tổng hợp được từ nhiều trường phái phong thủy.

Lên đầu trang